Freelance to Freedom

Freelance to Freedom

Share this post

Freelance to Freedom
Freelance to Freedom
Hướng dẫn tìm công việc tự do năm 2023
Copy link
Facebook
Email
Notes
More
Productivity & Skills

Hướng dẫn tìm công việc tự do năm 2023

Hãy tự hỏi bản thân: nếu bạn là khách hàng bạn sẽ muốn thuê một người thế nào?

Linh Phan's avatar
Linh Phan
May 01, 2021
∙ Paid
20

Share this post

Freelance to Freedom
Freelance to Freedom
Hướng dẫn tìm công việc tự do năm 2023
Copy link
Facebook
Email
Notes
More
3
Share

Khi mới bắt đầu sự nghiệp tự do, thật hấp dẫn khi tham gia vào những nền tảng thuê người viết như trên các diễn đàn, hội nhóm, trang tuyển dụng dành riêng cho freelancer.

Tuy nhiên, mình có lời khuyên là: ĐỪNG KỲ VỌNG VÀ SA ĐÀ vào những nơi như vậy quá lâu nếu bạn không muốn tự đốt cháy nhiệt huyết của mình bởi những hợp đồng lương bèo bọt và khách hàng "mờ ám" cùng hàng trăm nghìn những người làm việc tự do khác.

Hãy tự hỏi bản thân: nếu bạn là khách hàng bạn sẽ muốn thuê một người thế nào?

Một người bạn không biết họ đã làm được gì trước đây và trên thị trường?

Một người là thành viên đáng tin cậy trong một cộng đồng chuyên nghiệp?

Gần 20 năm viết tự do chuyên nghiệp, mình học được: cách tốt nhất để có được công việc và khách hàng lớn là KHÔNG săn lùng và chạy theo những "chợ" tuyển dụng như vậy.

Tìm kiếm công việc tự do có chất lượng tốt là một chu kỳ liên tục được hỗ trợ bởi các mối quan hệ.

Đây là chu kỳ mà mình tạm đặt tên là Chu kỳ Freelancing. Hầu hết sự thất bại trong khi làm freelancing đều là do các bạn chưa làm "tới" được 4 bước trong chu kỳ này, hoặc là nhảy cóc, nóng vội, hoặc là làm nhưng không thực sự chú tâm và có sự kiên trì.

Nó hoạt động như thế nào?

Giai đoạn 1: Học tập

Quá trình học tập buộc phải diễn ra liên tục với bất kỳ freelancer, dù trong lĩnh vực nào. Khi bạn nắm được các kiến thức cơ bản và cần thiết trong nghề, bạn sẽ bắt đầu muốn theo đuổi chuyên về một lĩnh vực nào đó và phục vụ riêng một vài loại khách hàng cụ thể. Nhưng bạn vẫn phải tiếp tục trau dồi kỹ năng của mình - không phải chỉ với tư cách một cây freelancer, mà còn là một chủ doanh nghiệp. Bạn có thể đọc thêm bài viết về solopreneur, freelancer ở đây:

Business & Strategy

Sự khác biệt giữa freelancer, solopreneur và entrepreneur

Linh Phan
·
October 4, 2022
Sự khác biệt giữa freelancer, solopreneur và entrepreneur

Sự trỗi dậy của những doanh nghiệp một-mình-tôi đã làm rung chuyển mô hình khởi nghiệp truyền thống. Bạn có thể đã nghe nhiều về freelancer hoặc entrepreneur, nhưng khái niệm mới nổi “solopreneur” thì vẫn khiến nhiều người thắc mắc và nhầm lẫn. Solopreneur là gì?

Read full story

Trong giai đoạn này, hãy bắt đầu với các khóa học hoặc tìm hiểu các tài nguyên miễn phí liên quan tới freelance, viết, copywriting... Có rất nhiều kiến thức miễn phí được chia sẻ trên internet ngày nay. Bạn cũng có thể theo dõi blog, trang cá nhân của những người đầu ngành, những người đi trước, những khách hàng tiềm năng....

Tất cả những điều này sẽ giúp bạn tiến tới bước thứ 2 và cũng vô cùng quan trọng trong chu kỳ freelancing, đó là Kết nối.

Giai đoạn 2: Kết nối - Phát triển mạng lưới

Một freelancer sẽ không làm được gì nhiều và bền vững nếu bản thân họ không có một mạng lưới kết nối các khách hàng và đông nghiệp.

Khi bạn xây dựng mạng lưới của mình, bạn sẽ không chỉ khám phá thêm nhiều cơ hội làm việc mà bạn còn khám phá ra loại công việc bạn muốn làm và các loại khách hàng bạn muốn tránh.

Một số cách để mình phát triển network khi làm freelancer là gì?

Đầu tiên mình tập trung vào kết nối với các freelancer khác. Điều quan trọng là chúng ta phải có một mạng lưới những người không chỉ hiểu những gì chúng ta đang làm mà còn là những người hỗ trợ, giúp đỡ khi có vấn đề, gỡ rối và có thể chia sẻ cùng với nhau. Bonus ở đây những mạng lưới này đó là đây sẽ trở thành nguồn giới thiệu đáng kinh ngạc và thậm chí rất nhiều cơ hội việc làm tìm tới bạn.

Khi bạn tham gia các hội nhóm này, cách tốt nhất là lắng nghe, học hỏi, đặt câu hỏi và để lại các comment chu đáo, xây dựng. Tham gia vào các cuộc thảo luận là điều cần thiết. Khi bạn tương tác với mạng lưới của mình, bạn sẽ khám phá thêm nhiều nguồn tài nguyên mà các freelancer sử dụng để tìm khách hàng, các sự kiện, các cộng đồng khác dành riêng cho ngành/lĩnh vực chuyên môn.

Tiếp đó, bạn có thể tham dự/chia sẻ trong các sự kiện có đối tượng mục tiêu của bạn. Tại sao? Bởi vì tương tác trực tiếp sẽ để lại ấn tượng lâu dài. Bạn có cơ hội để tạo ra các mối quan hệ trực tiếp và nhận được sự chú ý lâu dài hơn từ độc giả.

Nếu bạn không biết đối tượng mục tiêu của mình thì sao?

Rất nhiều freelancer bắt đầu với ý niệm rằng mình sẽ làm mọi việc mà khách hàng cần, với đủ loại yêu cầu và lĩnh vực khác nhau. Họ chọn bất kỳ dự án và khách hàng nào chỉ để có thu nhập và kinh nghiệm. Điều này có thể phù hợp khi bạn là một freelancer mới bắt đầu, với 0 kinh nghiệm.

Nhưng để đi đường dài, bạn cần có một kế hoạch cụ thể cho việc mình sẽ sử dụng thời gian của mình ra sao, phải tìm ra loại công việc mình thích làm, mình làm tốt và thích làm những điều đó cho ai. Và tất nhiên, càng xác định chuyên môn sớm thì càng tốt. Bạn có thể chỉ được trả 100,000đ cho một giờ làm việc nhưng nếu có chuyên môn, bạn sẽ được trả cao hơn gấp 3, gấp 5 thậm chí gấp vài chục lần.

Giai đoạn 3: Nuôi dưỡng các mối quan hệ

Bạn đã phát triển kỹ năng và đã kết nối với một số người cùng chí hướng trong thế giới freelancing. Tiếp theo là gì?

This post is for paid subscribers

Already a paid subscriber? Sign in
© 2025 Linh Phan
Privacy ∙ Terms ∙ Collection notice
Start writingGet the app
Substack is the home for great culture

Share

Copy link
Facebook
Email
Notes
More