Freelance to Freedom

Share this post

Xu hướng tiêu dùng và tiếp thị năm 2023 ảnh hưởng thế nào tới solopreneur?

www.freelancetofreedom.info
Business & Strategy

Xu hướng tiêu dùng và tiếp thị năm 2023 ảnh hưởng thế nào tới solopreneur?

Khủng hoảng chi phí sinh hoạt, nhu cầu tiết kiệm, tiếp thị chất lượng, sự trỗi dậy của cộng đồng và một tương lai không "cookie".

Linh Phan
Feb 16
12
Share this post

Xu hướng tiêu dùng và tiếp thị năm 2023 ảnh hưởng thế nào tới solopreneur?

www.freelancetofreedom.info

Từ khủng hoảng chi phí sinh hoạt đến những thay đổi trong hành vi mua sắm, thời kỳ hậu đại dịch đã làm thay đổi đáng kể bối cảnh tài chính. Xu hướng tiêu dùng và tiếp thị năm 2023 theo các báo cáo mới nhất có thể tác động thế nào tới các quyết định kinh doanh và thương hiệu của các solopreneur hoặc freelancer?

Hãy cùng khám phá từng khía cạnh nhé!

Khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Tài chính tiêu dùng toàn cầu đã có một năm 2022 đầy bão tố. Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt quốc tế đã khiến giá cả tăng vọt và người tiêu dùng phải điều chỉnh thói quen chi tiêu để đối phó với sự gia tăng chi phí sinh hoạt .

Theo Google Trends, mức độ quan tâm đối với chủ đề chi phí sinh hoạt đạt mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây vào hồi cuối 2022. Và theo Brandwatch Consumer Research, các cuộc trò chuyện về chi phí sinh hoạt so với 2021 đã tăng đến 97%.

Người tiêu dùng đã chấp nhận một cuộc suy thoái đang rình rập và bắt đầu phải đối phó với nó theo những cách riêng trong đời sống hàng ngày. Họ bắt đầu điều chỉnh thói quen chi tiêu và thay đổi quyết định mua hàng.

Để chống lạm phát, người tiêu dùng đang tìm cách tiết kiệm tiền. Những cuộc thảo luận về tiết kiệm tiền đã tăng 12% vào năm 2022, so với 2021 và đang tiếp tục tăng.

Với các solopreneur/coach đang làm trong lĩnh vực tài chính và tiền bạc: trong năm nay hãy cân nhắc và tập trung nhiều hơn vào chủ đề quản lý tài chính hiệu quả và tiết kiệm thay vì đầu tư.

Với các solopreneur/business owner nói chung: hãy cân nhắc tới việc định giá chi phí các sản phẩm dịch vụ của mình, hãy thể hiện sự đồng cảm với khách hàng và có nhiều hơn các chương trình trợ giá nếu được.

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt sẽ tiếp tục là mối quan tâm của người tiêu dùng trong năm 2023, ảnh hưởng tới hành vi mua sắm và do đó những người làm solopreneur/business owner như chúng ta cần phải thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp.

“Tính bền vững” dù khó nhưng vẫn là ưu tiên hàng đầu

Trước 2023, tính bền vững đã phổ biến trong nhiều năm và được ưu tiên rất nhiều trong tâm trí người tiêu dùng. Mọi người càng ngày càng nhận ra sự quan trọng của nó khi nhận thức tốt hơn về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận gần đây lại cho thấy người tiêu dùng có xu hướng nghĩ về tương lai u ám và tiêu cực nhiều hơn. Tiền là một chủ đề lớn được nhắc tới, trong đó họ thảo luận về cách mình không đủ khả năng để sống bền vững, đặc biệt là khi nói về thực phẩm.

Trong một cuộc khảo sát của Deloitte, 52% người tiêu dùng Anh cho biết việc mua các sản phẩm bền vững là quá đắt. Thêm vào đó, theo một cuộc khảo sát của GWI vào năm ngoái, người tiêu dùng cho biết những thách thức tài chính đã khiến khách hàng khó ưu tiên tính bền vững hơn.

Hãy xem xét biểu đồ này:

Các ngành công nghiệp thời trang và ô tô chứng kiến tỷ lệ nhắc tới tiêu cực cao nhất trong năm 2022. Ngành công nghiệp thời trang bị chỉ trích đặc biệt vì văn hóa thời trang nhanh và tác động tiêu cực tới môi trường. Đây sẽ là một điểm quan trọng cần thảo luận trong chiến lược của các thương hiệu thời trang và những người đang làm việc trong lĩnh vực này.

Người tiêu dùng đang tìm cách bền vững hơn một cách hợp lý. Như là mua đồ cũ, bán đồ đã qua sử dụng. Trong đó, sách cũ, quần áo cũ và đồ điện tử cũ là 3 sản phẩm được nhắc tới nhiều nhất.

Xu hướng người tiêu dùng thích mua các món đồ cũ độc đáo với giá cả phải chăng. Từ khóa “Mua sắm tiết kiệm” thực sự thú vị.

Những xu hướng về tiếp thị lớn nhất các solopreneur & business owner cần chú ý

#Xu hướng 1: Nội dung vụn vặt và không quá cầu kỳ vẫn mang lại hiệu quả

74% CMO đang phải đối mặt với việc cắt giảm chi tiêu tiếp thị của họ, và nhiều thương hiệu đã triển khai thành công các nội dung được sản xuất với chi phí thấp như vẫn thành công. Chẳng hạn như các cảnh quay thô chưa được chỉnh sửa và tận dung Tiktok, Instagram Reels, Stories hoặc tận dụng nội dung do người dùng sáng tạo.

Một trong các chuyên gia tiếp thị đã có những mẹo về cách duy trì dòng chảy sáng tạo như thế này:

#Xu hướng 2: Influencer marketing: không phải người ảnh hưởng nào cũng đều có ảnh hưởng ngang nhau

Hiện tại quy mô thị trường của influencer toàn cầu ước tính khoảng 16.4 tỷ đô la.

Ngành công nghiệp đang thay đổi như thế nào khi chúng ta đang ở năm 2023?

Không phải ai có người theo dõi cũng là người có ảnh hưởng

Khi chọn hợp tác với một người có ảnh hưởng,các thương hiệu sẽ cần tập trung vào các KPI có ý nghĩa và không bị phân tâm bởi những con số phù phiếm, chẳng hạn như số lượng người theo dõi.

Mặc dù số lượng người theo dõi khổng lồ trên mạng xã hội là một bằng chứng xã hội nhưng không phải tất cả những người có ảnh hưởng cũng đều có sức ảnh hưởng ngang nhau.

Xu hướng trong năm nay người ta sẽ thấy nhiều người sáng tạo nội dung (content creator) hơn thay vì là người ảnh hưởng (influencer). Sự khác biệt chính giữa cả hai là: người sáng tạo nội dung tập trung vào tạo nội dung gốc, còn người ảnh hưởng tập trung vào việc xây dựng độc giả và làm việc với các thương hiệu để có các cơ hội tài trợ có ý nghĩa với bản thân họ và những người theo dõi họ quan tâm.

Nói các khác, content creator nhắm tới mục đích truyền bá kiến thức thông qua nội dung gốc, còn influencer tìm cách tăng cường sự phổ biến của họ và được trả tiền.

Ở góc độ phát triển kinh doanh, solopreneur hay business owner nên trở thành cả content creator bởi nó sẽ mang lại lợi ích cao hơn cho thương hiệu, vừa tiết kiệm hơn mà nội dung chất lượng cao thật sự mang về những khách hàng cũng chất lượng tương tự.

Nếu bạn quan tâm tới việc vừa tạo sự ảnh hưởng trong xây dựng thương hiệu mà lại dựa trên sáng tạo nội dung chuyên môn, xin mời bạn theo dõi nội dung của

Visible You
.

#Xu hướng 3: Sự trỗi dậy của cộng đồng

Một xu hướng khác mà có lẽ nhiều người đã thấy trong những năm qua là sự gia tăng của các cộng đồng hoặc diễn đàn thích hợp.

Mọi người muốn thuộc về và kết nối để nói về sở thích hoặc gặp gỡ người cùng chí hướng. Mạng xã hội biết rõ điều này.

  • Tiktok gần đây ra mắt chương trình Follow Me để giúp các doanh nghiệp nhỏ xây dựng cộng đồng trên Tiktok

  • LinkedIn giới thiệu các sự kiện trực tiếp chỉ có audio, cho phép người sáng tạo kết nối với cộng đồng của họ thông qua các cuộc thảo luận audio tương tác

  • Mình đã sáng lập và vận hành

    Community Growth Lab
    với thông điệp “Create a Sense of belonging”

Cộng đồng là một cách tuyệt vời để mang tới cơ hội cho khách hàng lên tiếng, đồng thời đảm bảo họ là trung tâm trong mọi quyết định của thương hiệu. Cộng đồng cũng có thể giúp các thương hiệu vượt qua những thay đổi về thuật toán.

Nhiều thương hiệu đã chọn có cộng đồng của riêng họ, nơi họ có thể cung cấp trải nghiệm tốt hơn và đến gần hơn với khách hàng của mình. Không phải ngẫu nhiên mà dự án

Community Growth Lab
của mình có thể có một danh sách dài các khách hàng quan tâm và đăng ký chỉ sau 2 tuần hoạt động.

Sau cùng thì, tất cả là về việc xây dựng các kết nối dẫn đến sự tin tưởng lớn hơn giữa bạn và khách hàng của bạn. Không có cách nào tốt hơn để đảm bảo lòng trung thành của khách hàng hơn là cho họ một không gian an toàn để tương tác và tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhau.

# Xu hướng 4: Một tương lai không “cookie”

Năm 2020, Google đưa ra thông báo công ty đang có kế hoạch loại bỏ cookie của bên thứ ba trong trình duyệt. Google không đơn độc, từ phiên bản cập nhật iOS14, Apple đã cung cấp lựa chọn chặn mã định danh IDFA ở cấp ứng dụng. Và ở phiên bản này, người dùng hầu như đã chọn không tham gia theo dõi.

Điều này có ý nghĩa gì với những người làm kinh doanh độc lập như chúng ta?

Quảng cáo truyền thống chủ yếu dựa vào cookie để nhắm mục tiêu. Tương lai khi cookie không còn nữa, người làm tiếp thị buộc phải phụ thuộc vào dữ liệu qua các bên chuyên môn, từ nhà cung cấp dịch vụ hoặc do người tiêu dùng cung cấp. Mình muốn nói tới các dữ liệu đến từ các cuộc khảo sát và thăm dò ý kiến. Kỹ năng đọc hiểu dữ liệu là bắt buộc.

Một vài nhận định của Linh:

  • Chất lượng là ưu tiên hàng đầu: khi mỗi ngày khoảng 2,5 triệu triệu byte dữ liệu được tạo ra thì sản xuất và quảng bá nội dung thôi chưa đủ, chất lượng và tính bản sắc sẽ khiến thương hiệu trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

  • “Bởi vì mọi người đều đang làm nó” không phải là một chiến lược tiếp thị. Tiếp thị dựa trên dữ liệu để lập kế hoạch chiến lược mới là chìa khóa, tức là mỗi người phải có những khám phá, hiểu biết liên quan tới lĩnh vực và hoạt động kinh doanh của mình để đưa vào hoạt động tiếp thị. Còn sao chép người khác thì không bao giờ có thể khả thi. Đang có 4,2 tỷ người dùng tích cực trên mạng xã hội nhưng chúng ta không có nhiệm vụ phải tiếp cận tất cả. Chúng ta cần một cộng đồng và thu hút sự chú ý đúng người.

Câu hỏi đặt ra cho bạn là: Là một solopreneur, bạn sẽ kể câu chuyện gì trên mạng xã hội vào năm 2023 để phù hợp với độc giả của mình?

Quý 1 năm 2023 đã sắp trôi qua và có một điều rõ ràng hơn bao giờ hết:

Chúng ta sẽ cần phải tìm kiếm những cách mới để tiếp cận người tiêu dùng. Cho dù đó là nội dung hay xây dựng một cộng đồng, những trải nghiệm liên quan và phù hợp sẽ là công thức chiến thắng cho bạn vào năm 2023 và hơn thế nữa.

Share this post

Xu hướng tiêu dùng và tiếp thị năm 2023 ảnh hưởng thế nào tới solopreneur?

www.freelancetofreedom.info
Comments
TopNewCommunity

No posts

Ready for more?

© 2023 Linh Phan
Privacy ∙ Terms ∙ Collection notice
Start WritingGet the app
Substack is the home for great writing