Viết một bài quảng cáo ĐÚNG, ĐỦ, THUYẾT PHỤC
Tránh kể chuyển bán hàng sai cách và 15 lỗi khắc phục
Chào bạn,
Tuần vừa rồi của bạn thế nào?
Tuần vừa rồi Linh nhận được 02 câu hỏi khá thú vị từ bạn đọc:
Ứng dụng kể chuyện khi bán hàng thế nào mới đúng?
Đâu là cách để viết một bài quảng cáo bán hàng thuyết phục và vừa đủ?
Ai đang kinh doanh đều sẽ phải viết bài quảng cáo bán hàng, dù bạn có muốn hay không. Bản tin hôm nay xin được trả lời cả hai câu hỏi này cho các bạn.
Đa phần mọi người đang ứng dụng sai sách kể chuyện để bán hàng.
Thật ra ứng dụng storytelling nhìn thấy ở khắp mọi nơi, trong mọi lĩnh vực và kể cả từ đời sống lẫn thương mại kinh doanh đều bắt gặp dễ dàng.
Nhưng không nên cứng nhắc hiểu storytelling là phải kể 1 câu chuyện dài lê thê, có mở đầu hay cao trào rõ ràng mới là kể chuyện. Nhiều bạn đi học viết content chuyên có kiểu kể một câu chuyện lâm li thậm chí bi đát rồi cuối cùng là twist một cú chẳng thể vô duyên hơn ở cuối cùng nhưng cứ nghĩ đó mới là ứng dụng kể chuyện.
Kế chuyện trong thương mại hay bán hàng nên bám theo hành trình khách hàng. Từ giai đoạn khám phá tới ra quyết định, xuống tiền thì mỗi giai đoạn nên có những cách lựa chọn và kể chuyện thông minh.
Cách mình áp dụng kể chuyện theo từng giai đoạn:
Thu hút sự chú ý (kể câu chuyện của mình hoặc của người khác)
Xây dựng lòng tin (thất bại của bản thân)
Củng cố sâu sắc hơn mối quan hệ (câu chuyện về hành trình)
Bán (câu chuyện của khách hàng)
Đa phần mình quan sát thì thấy là mọi người sẽ mắc phải 2 SAI LẦM RẤT LỚN KHI KỂ CHUYỆN để bán hàng.
Sai lầm 1: Vội vàng nhảy cóc hoặc chỉ tập trung vào giai đoạn 4
Đó cũng là lý do họ thất bại. Khi người khác chưa biết, chưa đủ lòng tin, viết nhiều về câu chuyện khách hàng không phải là một cách tốt để bạn bán hàng.
Có một câu chuyện mà mình đã kể rất nhiều lần, và hầu như lần nào cũng viral hoặc nhận về sự quan tâm kinh khủng. Nó thường đi theo công thức:
Tôi đã (x) bây giờ tôi (y). Đây là (z) bước tôi đã làm/giải quyết (x) nhanh chóng hơn.
Sai lầm 2: Kể quá nhiều câu chuyện khác nhau theo cùng 01 cách
Trong khi cách đúng nên là KỂ 1 CÂU CHUYỆN THEO 100 CÁCH KHÁC NHAU.
Ở góc độ Tâm lý học, có 5 loại nội dung giúp bạn xây dựng những người theo dõi đó là:
Hướng dẫn + giáo dục = những câu chuyện về các bài học
Nghĩ + thách thức = những câu chuyện về mục tiêu
Liên quan + sự thấu cảm = những câu chuyện cảm xúc
Động lực + Cảm hứng = những câu chuyện về sự thất bại
Giải trí = những câu chuyện cá nhân
Nhưng dù là chuyện gì, thì nó vẫn tập trung vào bạn và những gì bạn đang bán.
Linh hi vọng bạn sẽ không mắc phải những sai lầm này khi kể chuyện bán hàng, ngoài ra, cũng hãy lưu tâm tới những lỗi sai thường gặp sau đây nhé:
#1. “Bạn không bán hàng”
Bạn đang mang tới cho họ một cơ hội để thay đổi.
#2. Đừng dùng ngôn ngữ quá nghiêm túc, trang trọng
Bạn là một người bạn, đồng thời cũng là một hướng dẫn viên, nói những điều không ai hiểu hoặc quá xa cách chỉ làm đẩy họ ra xa bạn hơn.
#3. Tránh từ “tốt hơn”
Một kế hoạch tài chính tốt hơn. Để sống tốt hơn. Để tập luyện tốt hơn v.v.
“Tốt hơn” chỉ là cải tiến những cái đã có. Thay vào đó, hãy hướng tới sự khác biệt và nói rõ sự khác biệt đó là gì.
#4. Hãy là liều thuốc giảm đau, không phải vitamin
Vitamin là giải pháp cho một vấn đề chưa gặp phải, chỉ là “có thể gặp phải”. Thuốc giảm đau là giải pháp cho những vấn đề cấp bách, nhức nhối mà người ta đang gặp phải ngay bây giờ.
#5. Bán kết quả, không bán quá trình
Đừng bán chuyện hãy tập ở phòng tập 6 tháng. Mọi người chỉ muốn cơ thể đẹp hơn để có một buổi hẹn hò vào tuối thứ sáu. Hãy bán kết quả, sau đó hướng dẫn họ về quy trình.
#6. Viết cho một người đọc
Đừng viết cho cả đám đông, khiến cá nhân cảm thấy họ không được nhìn thấy, không được lắng nghe và bị bỏ qua. Viết cho một người và khiến họ cảm thấy họ là trung tâm của câu chuyện.
#7. “Dạy” thôi, đừng bán
Người ta có thể không mua một chiếc xe điện cho tới khi họ học được lý do vì sao nó tốt cho môi trường.
Người ta có không mua một khoá học viết cho tới khi họ học được tại sao nghề viết lại tiềm năng và có thu nhập cao như vậy.
Hãy “dạy” họ trước.
#8. Đừng bao giờ đổ lỗi cho khách hàng
Nếu ai đó thừa cân, đừng đổ lỗi cho họ.
Nếu ai đó học kém, đừng đổ lỗi cho họ.
Hãy cho khách hàng đứng sang bên cạnh và tìm một nguyên nhân phù hợp, thuyết phục hơn thay vì để họ phải dằn vặt, trách móc chính mình.