Freelance to Freedom

Freelance to Freedom

Share this post

Freelance to Freedom
Freelance to Freedom
Tư duy RÕ RÀNG: Kỹ năng sống còn với những người làm độc lập
Copy link
Facebook
Email
Notes
More
Productivity & Skills

Tư duy RÕ RÀNG: Kỹ năng sống còn với những người làm độc lập

Làm chủ phương pháp EASE để trình bày ý tưởng mạch lạc, thuyết phục và đầy sức hút

Linh Phan's avatar
Linh Phan
Jun 10, 2025
∙ Paid
24

Share this post

Freelance to Freedom
Freelance to Freedom
Tư duy RÕ RÀNG: Kỹ năng sống còn với những người làm độc lập
Copy link
Facebook
Email
Notes
More
1
1
Share

Nếu bạn giống mình, một solopreneur từng xoay sở mỗi ngày để vừa vận hành công việc, vừa viết lách, vừa xây dựng thương hiệu cá nhân, hẳn bạn từng rơi vào cảnh: ý tưởng thì hay nhưng khi viết ra lại rối rắm, rườm rà hoặc không đủ sức hút.

Mình cũng giống như bạn thôi, từng có những ngày mình ngồi hàng giờ, “vò đầu bứt tai” trước màn hình, không biết bắt đầu từ đâu, diễn đạt thế nào cho gãy gọn, dễ hiểu. Dù rất nhiều lần tự nhủ: “Cần viết rõ ràng hơn,” nhưng thế nào là rõ ràng? Và làm sao để viết rõ ràng hơn? thì không ai dạy.

Cho đến khi mình tìm thấy EASE: một phương pháp viết lách vừa đơn giản, vừa thuyết phục, dựa trên nguyên lý hoạt động tự nhiên của não bộ.

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ:

  • EASE là gì?

  • Vì sao EASE phù hợp với solopreneur?

  • Các nguyên lý tâm lý và não bộ đằng sau

  • Áp dụng EASE trong công việc

  • Prompt AI áp dụng thực tế và mẫu minh họa

Vì sao viết rõ ràng quan trọng với solopreneur?

Trong thế giới solo, mọi thứ bạn viết ra đều là gương mặt thương hiệu của bạn. Không có đội ngũ content hay copywriter hậu thuẫn, bạn chính là bộ phận marketing, truyền thông, bán hàng, tất cả trong một.

Ba lý do khiến việc viết rõ ràng trở thành “đường sống”:

Làm rõ năng lực chuyên môn: Nếu người đọc không hiểu bạn đang nói gì, họ sẽ không tin bạn có thể giúp họ. Một ý tưởng hay nhưng viết rối rắm = không đáng tin.

Tiết kiệm thời gian và công sức: Một bài viết mơ hồ kéo theo hàng loạt hệ lụy: phải giải thích lại, chỉnh sửa, xử lý hiểu nhầm… Trong khi, thời gian chính là tài sản đắt giá nhất của solopreneur.

Gia tăng sức thuyết phục: Người đọc chỉ bị thuyết phục khi họ thực sự hiểu bạn đang nói gì và vì sao điều đó quan trọng với họ.

EASE là gì?

EASE là viết tắt của 4 bước triển khai một ý tưởng:

  • E = Express (Tuyên bố): Nói rõ ràng ý chính bạn muốn truyền tải.

  • A = Add (Phát triển/bổ sung thông tin): Giải thích thêm về vì sao điều đó quan trọng.

  • S = Show (Ví dụ): Đưa ra tình huống cụ thể, thậm chí phản ví dụ.

  • E = Envision (Minh họạ): Dùng ẩn dụ, hình ảnh, sự so sánh.

Phương pháp này được ưa chuộng trong giới giáo dục, vì đơn giản mà hiệu quả.

Nó hoạt động hiệu quả không chỉ với người đọc, mà cả bộ não của chính bạn. Khi viết theo EASE, bạn buộc phải làm rõ điều mình đang nghĩ. Không còn “vòng vo tam quốc,” không còn “lạc đề.”

EASE và khoa học não bộ: Vì sao nó "ăn rơ" với cách con người tiếp nhận thông tin?

EASE thực chất là một công cụ giúp bạn sắp xếp lại tư duy theo trình tự logic mà não bộ dễ tiếp nhận.

  • Express giúp bộ não nhận diện chủ đề

  • Add giải thích vì sao chủ đề này quan trọng

  • Show cung cấp ngữ cảnh, khiến thông tin trở nên gần gũi

  • Envision chuyển từ lời nói sang hình ảnh, tăng độ ghi nhớ

EASE hoạt động ăn khớp với các cơ chế:

  • Reticular Activating System (lọc thông tin),

  • Neural Coupling (kết nối trải nghiệm),

  • Cognitive Ease (dễ tiếp nhận),

  • Zeigarnik Effect (muốn hiểu trọn vẹn khi còn dang dở).

Bạn không cần là nhà thần kinh học để sử dụng EASE hiệu quả. Nhưng hiểu vì sao nó hoạt động sẽ giúp bạn dùng đúng cách, đúng lúc. Mình sẽ phân tích sâu hơn 4 nguyên lý tâm lý học nhận thức mà EASE khai thác rất tốt, kèm ví dụ cụ thể để bạn thấy rõ:

Reticular Activating System (RAS): Hệ thống lọc chú ý của não

Nguyên lý: Não bộ chỉ chú ý tới những thông tin mà nó cho là quan trọng và bỏ qua phần còn lại.

EASE liên quan thế nào?
Khi bạn Express (tuyên bố) rõ ràng một ý tưởng ngay đầu bài viết, bạn giúp não độc giả biết: “À, cái này quan trọng, nên đọc kỹ.”

Giả sử bạn viết một email quảng bá khóa học:

“Phần lớn chuyên gia thất bại khi chuyển từ đi dạy sang kiếm tiền từ khóa học không phải vì thiếu kiến thức, mà vì không biết sản phẩm hóa chuyên môn.”

Ngay dòng đầu tiên bạn Express vấn đề và “đánh động” RAS của người đọc (đặc biệt là những ai đang xây khóa học). Họ biết mình cần đọc tiếp vì “nó liên quan tới mình.”

Neural Coupling: Sự cộng hưởng thần kinh

Nguyên lý: Khi nghe một câu chuyện hoặc ví dụ cụ thể, người đọc kích hoạt cùng một vùng não như người kể, tạo ra cảm giác kết nối sâu sắc.

EASE liên quan thế nào?
Ở bước Show, bạn dùng ví dụ đời thực để làm cho khái niệm trở nên “sống động,” khiến người đọc tưởng tượng ra tình huống tương tự họ từng gặp.

Chẳng hạn, bạn đang viết về "thiết kế sản phẩm phù hợp insight":

“Khách hàng của mình, một chuyên gia chữa lành, từng tạo một khoá học online kéo dài 12 tuần. Nội dung thì xuất sắc, nhưng gần 40% học viên bỏ cuộc sau tuần thứ 3. Lý do? Họ cảm thấy quá tải và không được hỗ trợ đủ. Sau khi mình giúp cô ấy chia lại thành 3 mini-course, tỉ lệ hoàn thành tăng gần gấp đôi.”

Ví dụ cụ thể này giúp người đọc hình dung rõ ràng bối cảnh, kết quả, và dễ dàng đồng cảm với nhân vật, từ đó tin hơn vào giải pháp bạn đưa ra.

Cognitive Ease: Não thích thông tin dễ tiêu hóa

Nguyên lý: Con người có xu hướng tin tưởng và tiếp thu thông tin được trình bày một cách dễ hiểu, rõ ràng, logic.

EASE liên quan thế nào?
Toàn bộ cấu trúc EASE là để đơn giản hóa sự phức tạp: nói một ý tưởng -> giải thích -> ví dụ -> hình ảnh hóa.

Thay vì viết:

“Tối ưu hóa UX là yếu tố quan trọng giúp tăng chuyển đổi của website.”

Bạn viết lại theo EASE:

  • Express: Một website dễ dùng sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.

  • Add: Khi người dùng không bị lạc giữa các nút bấm, họ dễ đi đến hành động bạn mong muốn hơn: đăng ký, mua hàng, đặt lịch.

  • Show: Trong một dự án gần đây, mình giúp khách tối ưu nút “Gọi tư vấn” bằng cách chuyển từ vị trí cuối trang lên giữa trang, tỷ lệ click tăng 3.5 lần trong 2 tuần.

  • Envision: Một website rối rắm giống như siêu thị không biển chỉ dẫn, dù hàng hóa tốt đến mấy, khách vẫn… đi lạc.

Người đọc không cần căng não để hiểu. Và khi dễ hiểu, họ dễ bị thuyết phục.

Zeigarnik Effect: Cái gì dang dở thường được nhớ lâu hơn

Nguyên lý: Con người có xu hướng ghi nhớ và bị ám ảnh bởi những thông tin chưa hoàn chỉnh hoặc chưa có kết luận rõ ràng.

EASE liên quan thế nào?
Nếu bạn biết cách “cài” một câu hỏi chưa có lời giải, hoặc một tình huống có phần bất ngờ ở bước Add hoặc Show, bạn sẽ khiến người đọc tiếp tục cuộn xuống vì họ muốn biết kết cục.

Chẳng hạn:

“Một học viên của mình từng viết 7 bài blog liên tục mà không ai đọc dù nội dung rất hay. Tới bài thứ 8, mọi thứ thay đổi chỉ vì cô ấy làm đúng 1 việc.”

Người đọc sẽ tiếp tục đọc để biết “1 việc” đó là gì. Đây là cách bạn dùng EASE nhưng thêm một chút kỹ thuật “cliffhanger.”

EASE không chỉ là khung trình bày ý tưởng mà còn là công cụ tác động lên cảm nhận và quyết định của người đọc. Khi bạn hiểu các quy luật hoạt động của não bộ, bạn sẽ viết không chỉ để "nói cho rõ," mà còn làm cho người ta hiểu, nhớ, và hành động.

Áp dụng EASE vào công việc của bạn như thế nào?

Viết blog, bản tin, nội dung giáo dục

Muốn giải thích một khái niệm như “vì sao không nên nhồi nhét tính năng khi dùng Notion”? Dùng EASE.

Express: Nhồi nhét tính năng khiến bạn rối loạn và mất kiểm soát.
Add: Notion mạnh mẽ nhưng nếu bạn thêm quá nhiều layout, database, rule…, bạn sẽ “quá tải” và không còn biết dùng để làm gì.
Show: Mình từng mất cả buổi chỉ để tìm một task đã lên lịch vì mình chia tới 4 database riêng biệt.
Envision: Giống như một chiếc túi đựng đồ. Túi càng nhiều ngăn, càng dễ thất lạc đồ quan trọng.

Viết nội dung bán hàng

Dùng EASE để giải thích giá trị sản phẩm thay vì “tán dương” lan man. Người đọc cần logic + cảm xúc, không phải lời hoa mỹ.

Dạy học, làm webinar

Mỗi module bạn xây dựng có thể triển khai theo EASE. Từ đó, học viên không bị rối mà sẽ “ngấm dần” từng tầng ý tưởng.

Tư vấn hoặc thuyết phục khách hàng

Giải thích vì sao “thiết kế tối giản” hiệu quả? Dùng EASE thay vì chỉ nói “đơn giản là tốt.”

Vài lưu ý để viết EASE hiệu quả (và tránh sa đà)

Ngắn gọn, đi thẳng vào ý: Tránh sa đà ở bước Add, nơi dễ nhất để bạn... lạc đề. Giải thích đủ, không giảng đạo.

Ví dụ gần gũi, phản ví dụ càng tốt: Thực tế, cá nhân, đúng đối tượng. Tránh ví dụ “siêu nhân,” “Mark Zuckerberg,”... trừ phi bạn đang viết cho dân startup.

Ẩn dụ đắt giá: Một hình ảnh đúng lúc có thể khắc sâu gấp 10 lần một đoạn văn dài. Nhưng đừng lạm dụng. Hình ảnh càng đơn giản càng tốt: quán cà phê đông, quán vắng, túi nhiều ngăn, túi một ngăn, v.v.

Bonus: Prompt AI để triển khai EASE

Dưới đây là Prompt AI mình biên soạn dành riêng cho bạn:

This post is for paid subscribers

Already a paid subscriber? Sign in
© 2025 Linh Phan
Privacy ∙ Terms ∙ Collection notice
Start writingGet the app
Substack is the home for great culture

Share

Copy link
Facebook
Email
Notes
More