Freelance to Freedom

Freelance to Freedom

Share this post

Freelance to Freedom
Freelance to Freedom
Thay nhận thức, đổi tâm
Productivity & Skills

Thay nhận thức, đổi tâm

Cách solo expert làm chủ cảm xúc để đi đường dài

Linh Phan's avatar
Linh Phan
Jul 08, 2025
∙ Paid
10

Share this post

Freelance to Freedom
Freelance to Freedom
Thay nhận thức, đổi tâm
2
Share

Một ngày làm việc bình thường cách đây 2 tuần, trợ lý của mình nhắn cho mình một tin nhắn thế này: “Chị ơi, khách hàng X nói chị ấy đã tham gia vào hành trình solo 6 tháng rồi nhưng nhìn lại vẫn có vẻ chưa có nhiều tiến triển. Chị ấy biết phần nhiều là do bản thân không chịu hành động, nghĩ nhiều quá. Chị nói sẽ muốn tạm dừng chương trình một thời gian, một phần vì dạo này nhiều dự án mới quá, không tập trung được”.

Đó là một khách hàng mà mình đã lo lắng, kỳ vọng và cả nỗ lực hỗ trợ rất nhiều. Biết bạn có nhiều nỗi lo lắng, khó sắp xếp công việc logic, cả những giai đoạn downmood mình nhờ coach hỗ trợ riêng… vậy nên cảm giác khi nhận được tin nhắn đó, mình vô cùng hụt hẫng. Bị động. Một chút cay đắng, nghèn nghẹn.

Cả buổi chiều hôm đó mình nằm dài trên sofa và không muốn làm gì thêm vì cảm giác bất lực và thất vọng. Rồi đi ra ngoài đi dạo trên ngọn núi gần nhà. Bây giờ là mùa xuân, cây cối mướt xanh và chim chóc ríu rít. Sự trong lành và hồn nhiên của thiên nhiên cây cỏ giúp mình không chìm vào cảm xúc buồn bã. Và đúng là khi trở về nhà, mình dành 2 tiếng đồng hồ để review lại toàn bộ quy trình từ onboarding tới follow up cho khách hàng của mình một cách chi tiết. Để cả khách và mình đều biết có gì đã hoàn thành, có gì chưa hoàn thành, có gì là mục tiêu và có gì để đánh giá những bước tiến.

Ngay lập tức, mình gửi mẫu checklist chi tiết này cho một khách hàng tiềm năng mình đã gặp một buổi của tuần trước nhưng chưa chốt gì. Và tối đó, chị ấy “say yes” để cùng mình đi trong 6 tháng với rất nhiều hào hứng. Chương trình đó trị giá 200M.

Buồn thì vẫn buồn, nhưng sự kiện đó khiến mình nhận ra: khách hàng không thể thay đổi, kế hoạch không thay đổi nhưng cảm xúc thì thay đổi vì mình đã thay đổi cách nhìn của mình.

Khi cảm xúc không xuất phát từ chuyện xảy ra, mà từ cách bạn diễn giải nó

Làm việc độc lập không chỉ là quản lý thời gian, mà còn là quản lý cảm xúc khi mọi thứ không diễn ra như bạn muốn.

Bạn không kiểm soát được:

  • Khách trì hoãn.

  • Người khác ra khóa học giống bạn.

  • Post tâm huyết của bạn chỉ có 3 like.

  • Email chờ phản hồi mãi chưa thấy hồi âm.

Nhưng bạn có thể kiểm soát một thứ: Thứ bạn nói với chính mình về chuyện đó.

Trong tình huống mình kể lúc đầu, nếu mình nhìn ở góc độ Khách không trân trọng nỗ lực và kỳ vọng sai về mình, cảm xúc kéo theo sẽ là giận, tổn thương và tự hoài nghi về bản thân rất nhiều.

Nhưng khi chọn nhận thức khác: Khách cần nghỉ, cần chậm lại để bình tĩnh và ưu tiên cho những việc họ cho là quan trọng hơn - cảm xúc tự dưng trở thành chủ động, tích cực, sáng tạo và tập trung hơn.

Điều này không phải là tích cực độc hại (toxic positivity) hay lừa mình rằng mọi chuyện đều ổn. Đây là một chiến lược tâm lý được xác nhận bởi khoa học thần kinh, mang tên: Cognitive Reappraisal – Tái cấu trúc nhận thức

Một trong những năng lực sống còn của những người làm việc độc lập là:

  • Khi bạn thay đổi góc nhìn/nhận thức, bạn thay đổi cảm xúc.

  • Khi bạn thay đổi cảm xúc, bạn thay đổi hành động.

  • Và hành động mới sẽ mang lại kết quả khác dù hoàn cảnh vẫn như cũ.

Trong phần tiếp theo, mình sẽ giải thích chi tiết:

  • Tái cấu trúc nhận thức là gì (và không phải là gì),

  • Tại sao nó hiệu quả về mặt sinh học thần kinh,

  • Và vì sao những người kinh doanh một mình càng cần luyện kỹ năng này mỗi ngày.

Khoa học của cảm xúc: Thay nhận thức, đổi tâm

Trong y học cổ truyền, có một khái niệm gọi là “tâm khí bất an”. Khi tâm bất ổn, các dòng khí trong cơ thể bị ngưng trệ, gây nên bệnh không do virus hay vi khuẩn mà từ tâm thế.

Tâm lý học hiện đại cũng bắt đầu nhận ra điều tương tự.

Một trong những công trình nổi bật là của Giáo sư James Gross (Stanford), người đã dành hơn 20 năm nghiên cứu về cảm xúc và cách con người điều tiết chúng. Ông phát hiện ra rằng: "Con người không phản ứng với thế giới như nó là, mà như cách họ diễn giải nó."

Nói cách khác: Cảm xúc không đến từ sự kiện, mà từ câu chuyện bạn kể với mình về sự kiện đó.

Điều gì xảy ra trong não bạn khi bạn tái cấu trúc nhận thức?

  • Khi bạn gặp một tình huống gây khó chịu (ví dụ: khách huỷ lịch), amygdala – vùng xử lý cảm xúc tiêu cực – lập tức được kích hoạt. Đây là cơ chế sinh tồn thời tiền sử, giúp tổ tiên ta cảnh giác với mối đe doạ.

  • Nhưng nếu bạn dừng lại, hít một hơi sâu, và diễn giải lại tình huống theo cách khác, vùng vỏ não trước trán (prefrontal cortex) sẽ vào cuộc.

  • Vùng này có thể kìm hãm hoạt động của amygdala, giảm mức độ cảm xúc tiêu cực, và giúp bạn nhìn nhận sự việc với khoảng cách lý trí hơn.

Vì vậy, tái cấu trúc nhận thức không phải là “tự an ủi”, mà là một kỹ năng điều tiết cảm xúc bền vững bằng cách kích hoạt đúng vùng não để thay đổi phản ứng.

Giống như khi nước bị vẩn đục, người xưa không cố gắng dùng tay khuấy lên để làm nó trong mà là ngồi tĩnh, để các lớp trầm lắng xuống, và nước trở lại rõ ràng.

Khi solo expert gặp "trục trặc": 5 tình huống điển hình và nhận thức khác

Nếu bạn đang làm việc một mình, bạn chắc chắn từng trải qua những tình huống sau đây.

Tình huống 1: Khách hoãn lịch phút chót

  • Câu chuyện cũ: Họ không trân trọng công sức của mình.

  • Cảm xúc: Tức giận, tổn thương, chán nản.

  • Tái cấu trúc nhận thức: Đây là 2 tiếng để mình điều chỉnh nội dung, làm bài post, hay nghỉ ngơi.

  • Cảm xúc mới: Chủ động, giải toả, cảm thấy mình kiểm soát lại được tình hình.

Tình huống 2: Bài post không ai tương tác

  • Câu chuyện cũ: Mình hết giá trị rồi. Nội dung mình kém.

  • Cảm xúc: Mất động lực, tự ti, nghi ngờ bản thân.

  • Tái cấu trúc nhận thức: Bài viết đó là bản nháp cho điều gì đó sâu hơn. Mình đang học cách giao tiếp tốt hơn.

  • Cảm xúc mới: Kiên nhẫn, tò mò, học hỏi.

Tình huống 3: Inbox im lặng sau khi gửi báo giá

  • Câu chuyện cũ: Mình định giá sai. Chắc họ thấy mình không đủ tốt.

  • Cảm xúc: Lo lắng, thất vọng, mất kiên nhẫn.

  • Tái cấu trúc nhận thức: Khách có thể đang bận. Và báo giá của mình là thước đo chất lượng chứ không phải là lời xin thương xót.

  • Cảm xúc mới: Bình thản, tự trọng, tách biệt kết quả khỏi giá trị bản thân.

Tình huống 4: Người khác ra khóa học giống mình

  • Câu chuyện cũ: Họ cướp ý tưởng. Mình chậm chân.

  • Cảm xúc: Bị đe dọa, ghen tị, hoảng loạn.

  • Tái cấu trúc nhận thức: Thị trường chứng minh điều mình làm là cần thiết. Mình có thể định hình cách tiếp cận riêng.

  • Cảm xúc mới: Linh hoạt, sáng tạo, định vị lại chính mình.

Tình huống 5: Khách chọn gói rẻ hơn

  • Câu chuyện cũ: Mình không biết chốt sale.

  • Cảm xúc: Tự trách, rối trí.

  • Tái cấu trúc nhận thức: Mình đang được luyện kỹ năng đánh giá nhu cầu, đây là dữ liệu để tối ưu lại cách đóng gói sản phẩm.

  • Cảm xúc mới: Tò mò, có định hướng cải thiện.

Như Lão Tử từng viết:

"Khi tôi buông bỏ những gì tôi là, tôi trở thành những gì tôi có thể là."
Và khi bạn buông bỏ nhận thức mặc định, bạn mở ra một phiên bản tâm trí tự do hơn, sáng tạo hơn và bền vững hơn.

5. Mô hình 3R: Recognize – Reframe – Respond

"Nếu bạn không thể kiểm soát sóng gió, hãy học cách điều khiển cánh buồm."
– Ngạn ngữ Trung Hoa

Trong một ngày làm việc độc lập, bạn có thể gặp nhiều “sóng” nhỏ hơn là “bão” lớn:

  • Một email không trả lời.

  • Một người hủy hẹn.

  • Một sự so sánh vô thức khi lướt qua bài viết của người khác.

Những khoảnh khắc ấy có thể kéo cảm xúc của bạn xuống đáy mà bạn không nhận ra. Giống như khi uống nước bị sặc không phải vì uống quá nhiều, mà vì bạn không kịp nhận ra mình đang nuốt sai cách.

Vì thế, mình đề xuất bạn luyện một “võ công nội tâm” gọi là 3R – ba bước nhỏ giúp bạn làm chủ nhận thức, phản ứng và năng lượng mỗi ngày.

R1 – Recognize: Nhận diện "câu chuyện ngầm" bạn đang tin

Câu hỏi cần hỏi không phải là “Mình đang cảm thấy gì?” mà là: “Mình đang tin vào câu chuyện nào khiến mình thấy như vậy?”

Ví dụ:

  • Cảm giác buồn bã? → “Mình nghĩ khách không trân trọng mình.”

  • Cảm giác lo lắng? → “Mình sợ người ta thấy mình yếu kém.”

  • Cảm giác giận dữ? → “Mình nghĩ mình đang bị xem thường.”

Gọi tên cảm xúc. Gọi tên nhận thức.
Khi bạn viết ra giấy, bạn đưa cảm xúc từ hệ limbic (bản năng) lên vùng prefrontal cortex (lý trí). Bạn bắt đầu lấy lại quyền chủ động.

Bài tập nhỏ (2 phút) dành cho bạn
Viết ra trong 3 dòng:

  1. Tình huống đang diễn ra.

  2. Mình đang cảm thấy gì.

  3. Mình đang tin vào điều gì khiến mình cảm thấy như vậy.

R2 – Reframe: Đặt lại nhận thức

This post is for paid subscribers

Already a paid subscriber? Sign in
© 2025 Linh Phan
Privacy ∙ Terms ∙ Collection notice
Start writingGet the app
Substack is the home for great culture

Share