Sai lầm trong định giá...
và sự khác biệt của những solopreneur thu nhập tỷ đồng với số còn lại!
Luôn có sự khác biệt giữa những solopreneur có thu nhập hàng trăm triệu một tháng với những người dành cả đời để chỉ được trả vài trăm nghìn cho một sản phẩm dịch vụ của họ.
Cá nhân mình khởi tạo và vận hành bản tin này, không phải chỉ để giúp mọi người bắt đầu phát triển kỹ năng, xây dựng cộng đồng thông qua sáng tạo nội dung, tạo ra những sản phẩm nhỏ mà còn thực sự muốn giúp những bạn làm freelancer/creator/solopreneur, đặc biệt trong lĩnh vực sáng tạo, có thể cải thiện được thu nhập của các bạn và sớm đạt được sự tự do, tự chủ, trọn vẹn trong cuộc sống, sự nghiệp của mình.
Bạn thường nghĩ như thế nào khi nhắc về giá cả?
Chẳng hạn bạn là một huấn luyện viên yoga. Bạn đã dạy yoga được 2-3 năm và cảm thấy tự tin hơn vào năng lực của mình. Bạn có một website, thường xuyên viết trên một nền tảng mạng xã hội nào đó, thậm chí đã có vài khách hàng “sộp” là công ty hoặc cá nhân có tiếng. Bạn có sự uy tín nhất định.
Mình biết cả trăm solopreneur như vậy. Nhưng họ vẫn cứ loay hoay trong sự nghiệp và chuyện kinh doanh của chính mình. Họ vẫn chạy theo việc kiếm vài trăm nghìn đồng cho một giờ dạy. Họ vẫn khó khăn trong việc thuyết phục những khách hàng cao cấp hơn. Họ cảm thấy dường như thu nhập của mình đã “kịch trần”, không thể tăng hơn trong một tháng.
Câu trả lời là: Họ đã không tự định giá sản phẩm, định giá bản thân và không biết mình thực sự đang ở đâu.
Hãy nhìn vào mô hình Tháp định giá dưới đây và hãy cho Linh biết bạn đang ở đâu?
Nhóm “Hàng hoá không cấp thiết”: Bạn đang giải quyết một vấn đề phổ biến, không quá khẩn cấp và rất dễ để thay thế bởi tính cạnh tranh rất cao. Bạn nào từng học Freelance Business với mình chắc đã nghe rất nhiều về việc các freelancer sai lầm ra sao khi chọn cạnh tranh bằng giá.
Nhóm “Cấp thiết hơn nhưng có rất nhiều lựa chọn”: Bạn đang giải quyết một vấn đề khẩn cấp nhưng giá trị thấp, hoặc có giá trị nhưng không khẩn cấp. Bạn có một số lợi thế nhưng không đủ để trở thành một lựa chọn ưu tiên của khách hàng.
Nhóm “Trở thành ưu tiên”: Là khi bạn đã lọt vào “mắt xanh” của khách hàng, nhưng họ vẫn còn đang ngắm nghía bạn từ xa. Bạn tập trung giải quyết được vấn đề cấp bách, có giá trị cao nhưng bạn không phải là người duy nhất có thể làm được điều đó. Khách hàng đưa bạn vào cùng với một vài lựa chọn khác và bắt đầu cân nhắc.
Nhóm “1/1”: Vấn đề bạn giải quyết cho khách hàng không chỉ có giá trị cao, mà còn rất cấp bách và rất ít người có thể làm giống bạn hoặc theo cách của bạn. Gần như không có giải pháp nào tốt hơn bạn (tại thời điểm đó). Bạn là duy nhất.
Đó là tháp định giá, giúp bạn biết mình đang ở đâu. Vậy nên đừng kêu ca “thị trường rẻ mạt”, rẻ hay không rẻ hoàn toàn là do bạn, bạn mới là nguồn gốc của vấn đề. Hãy đi từ bạn để giải quyết chứ không phải đổ lỗi cho thị trường hay một nhân tố nào đó khác.
Tiếp theo, cách mà bạn định giá thường theo quy trình như thế nào?
Có phải là: lên ý tưởng cho sản phẩm dịch vụ và sau đó nghiên cứu, quyết định xem sản phẩm dịch vụ đó có giá trị bao nhiêu đối với khách hàng?
Không, Linh chắc là không nhiều bạn làm như vậy. Mọi người sẽ ngồi xuống và tìm Google hoặc vào các hội nhóm để hỏi “Anh chị ơi, em nhận được công việc X, em nên tính giá thế nào”. Rất nhiều lời khuyên được ném ra nhưng bạn vẫn loay hoay với việc định giá. Rồi cuối cùng bạn chọn “đại” một con số mà bạn nghĩ nó ổn với mình. Chẳng cần đào sâu xem con số đó thực sự đến từ đâu.
Đó là sai lầm đầu tiên, khi định giá dựa trên cảm tính, không hề có cơ sở hay nhận định sâu sắc về SPDV và khách hàng mình muốn phục vụ.
Sai lầm thứ hai là những bạn không ở nhóm trên, không định giá với một con số đại khái mà có nghiên cứu hơn một chút. Đó là tìm kiếm, nhìn quanh xem đối thủ cạnh tranh của mình đang định giá bao nhiêu, rồi lấy đó làm cơ sở để ra giá cao hơn hoặc thấp hơn.
Chẳng hạn bạn lên mạng tìm kiếm và thấy người ta đang tính mức 200,000đ/giờ dạy Pilates, bạn nghĩ mình mới vào nghề thôi chắc tính rẻ hơn một chút khoảng 150,000đ/bài là được.
Đây là sai lầm khi bạn định giá bằng sự cạnh tranh, chẳng khác nào đi ra một cái chợ cóc và người nào bán rẻ hơn với chất lượng cũng bình bình thì sẽ có khả năng bán được nhiều rau hơn.
Cả hai tư duy định giá trên đều RẤT SAI.
Nếu bạn quan tâm tới việc trở thành solopreneur, vui lòng tìm hiểu thông tin chương trình đào tạo và kèm cặp tập trung cuối cùng trong năm 2023 tại đây! Hoặc đăng ký chờ đề tham gia chương trình One-year-membership của Linh tại đây!
Vậy thì bạn có thể định giá như thế nào?
Hãy quay lại với Tháp định giá. Bạn là một solopreneur cung cấp dịch vụ viết. Cách bạn có thể tư duy về định giá theo tháp định giá sẽ như thế này.