Freelance to Freedom

Share this post

Trend#01. Paid-membership: phân khúc phát triển nhanh nhất của nền kinh tế nội dung

www.freelancetofreedom.info
Trends

Trend#01. Paid-membership: phân khúc phát triển nhanh nhất của nền kinh tế nội dung

Một xu hướng không thể bỏ qua của solopreneur, freelancer và business owner đang vận hành online business.

Linh Phan
Feb 7
19
Share this post

Trend#01. Paid-membership: phân khúc phát triển nhanh nhất của nền kinh tế nội dung

www.freelancetofreedom.info

Chào bạn,

Như đã hứa, mỗi thứ 3 vào các tuần chẵn trong năm 2023, Linh sẽ chọn ra một xu hướng mới hoặc tiềm năng để giới thiệu và phân tích cho các bạn đọc của Freelance to Freedom. Không phải xu hướng nào Linh chọn đưa vào bản tin cũng là xu hướng mới tinh, nhưng chắc chắn sẽ hữu ích và có thể tạo ra những bước đột phá trong hoạt động kinh doanh của các bạn.

Thông qua những góc nhìn, số liệu, ý tưởng sáng tạo và phân tích phù hợp, Linh hi vọng mỗi số bản tin thuộc chủ đề “Trends” sẽ có giá trị cho những ai đang làm công việc tự do (freelancer), những ai đang làm coach/trainer, những người đang tự vận hành kinh doanh (solopreneur) và thậm chí là cả chủ doanh nghiệp (business owner), đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trực tuyến.


Ở tuần đầu tiên này, hãy cùng tìm hiểu về xu hướng Paid-membership (Thành viên trả phí) thông qua những nội dung chính:

  1. Paid membership là gì?

  2. Tiềm năng của paid membership trong năm 2023

  3. Những ưu điểm của việc sở hữu nền tảng paid membership

  4. Phân loại các loại hình paid membership

  5. Một số mô hình paid membership bạn nên học hỏi và lưu ý khi triển khai

Paid membership là gì?

Nôm na thì đây là một không gian, nơi các thành viên phải trả phí mới có thể đọc hoặc xem hoặc có quyền truy cập vào các nội dung độc quyền.

Paid-membership có thể bao gồm rất nhiều loại nội dung khác nhau: khóa học, video, coaching, nội dung chuyên sâu… Nó giống như một câu lạc bộ, nơi những người có cùng một mối quan tâm hoặc cùng đang làm một công việc, với cùng mục tiêu sẽ tập hợp lại cùng nhau và cùng học hỏi, phát triển dựa trên các nội dung có sẵn trên một nền tảng trực tuyến.

Chúng ta có thể phân cấp các thành viên khác nhau và tạo nội dung khác nhau với các mức thanh toán khác nhau hoặc mở mọi thứ với một mức phí “cào bằng” cho tất cả.

Đây là một trong những hình thức tuyệt vời để chúng ta có được doanh thu định kỳ và thụ động, thậm chí có thể dự đoán được doanh thu hàng tháng khi nó lặp đi lặp lại.

Lý do nên triển khai paid membership thì nhiều nhưng với mình thì có 3 lý do cơ bản:

  • Lý do #1: Tạo giá trị cao hơn cho khách hàng. Có một trang để trả phí thành viên, dù là mức phí thấp thì nó cũng khiến khách hàng họ hiểu rằng trang trả phí có giá trị hơn những thông tin miễn phí. Ngoài ra, có một thứ xuất hiện ngày càng phổ biến trên mạng ngày nay đó là “khoảng cách của niềm tin” - tức là mặc dù khối lượng nội dung đang tăng lên ngày một nhiều, nhưng niềm tin vào hầu hết các nội dung miễn phí đều đang giảm xuống. Mọi người mặc định những nội dung thông qua đăng ký trả phí sẽ thuộc luồng giá trị cao hơn so với những nội dung miễn phí hiện có. Một khi khách hàng tin tưởng bạn, họ sẽ tin tưởng tất cả những gì bạn có. Việc đưa họ vào một hệ thống trang trả phí cho riêng thành viên, bạn cũng giúp họ có một lộ trình học tập và phát triển dễ dàng hơn, đồng thời tiết kiệm cho họ rất nhiều thời gian.

  • Lý do #2: Tận dụng được nội dung, tài nguyên và thời gian của bạn. Nội dung bạn tạo ra một lần có thể bán hàng trăm, hàng nghìn lần trong một thời điểm vào thậm chí kéo dài trong 1-2 năm. Ngoài ra thì paid membership phần lớn được thực hiện trên một nền tảng tự động, nó thực sự hữu ích cho những người làm solo hoặc tự do.

  • Lý do #3: Là nguồn thu nhập định kỳ và thụ động của bạn.

Tiềm năng của paid membership trong năm 2023

Theo một nghiên cứu trên sellscourseonline.com, “paid membership” đang được coi là một trong những ngành phát triển nhanh nhất toàn cầu. Việc người tiêu dùng ngày càng hướng tới mô hình paid membership đã trở thành một xu hướng phổ biến và được ước tính trị giá 1,5 nghìn tỷ đô vào năm 2025.

Xu hướng là các công ty đã bắt đầu cung cấp các gói đăng ký do nó có thể đảm bảo dòng tiền vững chắc và có thể dự đoán được. Trong thực tế, bản chất ổn định của mô hình kinh doanh này cho phép các công ty và cá nhân mở rộng, phát triển và hấp dẫn hơn đối với cả khách hàng lẫn các nhà đầu tư tiềm năng.

Bằng việc trở thành người đăng ký, khách hàng nhận được nhiều lợi ích, bao gồm sự tiện lợi, tùy biến và giảm bớt chi phí.

Một vài con số giúp các bạn hiểu hơn về thị trường này:

  • Từ năm 2012 đến năm 2020, nền kinh tế paid membership đã tăng trường gấp 6 lần, hơn 435%.

  • Paid membership được vận hành bởi những người sáng tạo trực tuyến (digital creator) vẫn đang trong giai đoạn non trẻ, vì vậy vẫn còn rất nhiều cơ hội ở đây.

  • 58% các creator hoặc solopreneur muốn bắt đầu gói paid membership vì muốn kiếm nhiều tiền hơn, với nguồn thu ổn định hơn.

  • Các trang paid membership cung cấp nhiều sản phẩm cốt lõi để tạo ra giá trị cho các thành viên của họ. 57.87% sử dụng các khóa học trực tuyến, 50% sử dụng webinar và 38.76% cung cấp các biểu mẫu, tài nguyên dạng downloadable.

  • Bên cạnh phí thành viên, hầu hết các trang paid membership tận dụng một số nguồn doanh thu bổ sung để tăng doanh thu tổng thể. Gần một nửa số trang web thành viên (49.44%) cung cấp dịch vụ huấn luyện / tư vấn.

  • Trên hết, 37.6% cung cấp các khóa học độc lập, 38.2% cung cấp các sản phẩm kỹ thuật số và 36% cung cấp các sự kiện trực tiếp.

  • 41.81% trang web thành viên có giá từ $25 đến $49 mỗi tháng, đây là phạm vi định giá phổ biến nhất.

  • Cung cấp nhiều cấp độ thành viên là một chiến lược phổ biến khác để tăng doanh thu. Chia nhỏ hơn nữa, 56.9% trang web thành viên cung cấp nhiều tùy chọn giá, như đăng ký hàng năm và hàng tháng và chỉ 43.1% trang web chỉ cung cấp một tùy chọn.

  • Liên quan đến việc lưu trữ một cộng đồng, Facebook group là nền tảng cộng đồng phổ biến nhất, được sử dụng bởi 53.8% trang paid membership. Mặt khác, 46% không cung cấp cộng đồng.

  • Trung mình, mỗi millenials đang sở hữu 17 paid-membership khác nhau, trong khi con số này ở gen Z là 14 và gen X là 13.

  • 36% người làm solopreneur, edupreneur có kế hoạch bắt đầu cung cấp paid membership (2022), con số này sẽ tiếp tục tăng trong những năm sắp tới.

  • Một xu hướng gần đây trong creator economy (nền kinh tế người sáng tạo) là kết hợp đăng ký và membership trên các nền tảng. Substack là nền tảng mình đã bắt đầu vận hành paid membership từ năm 2021, sau gần 2 năm, hoạt động này trung bình mang về thu nhập 1500 -2000$/tháng cho mình. Nếu bạn quan tâm tới paid membership ở hình thức bản tin (paid newsletter), bạn có thể đăng ký chương trình Newsletter Growth Business của Linh tại đây.

Chương trình Newsletter Business

Ưu điểm của việc sở hữu nền tảng paid membership

Các lợi ích lớn nhất mà chính bản thân mình đã có trải nghiệm khi sở hữu nền tảng paid membership là:

  • Có doanh thu định kỳ hàng tháng: kể cả những tháng không làm việc và đi du lịch thì mình vẫn có thể mang về nguồn thu nhập khoảng $3000 - $5000 từ paid membership. Tất nhiên, không phải tự nhiên điều đó xảy ra, mà mình đã có một thời gian dài để xây dựng sự ảnh hưởng, thương hiệu, chia sẻ nội dung, tiếp thị nội dung, củng cố niềm tin và đồng thời phải có cả chiến lược giữ chân thành viên - nhưng chỉ cần bạn có chiến lược, vững chuyên môn, có kiến thức về công nghệ ổn, kết quả thì thật sự khá “ngọt ngào”. Bạn cũng có thể đăng ký chương trình tư vấn 1:1 với Linh để được tư vấn nếu đang có ý định muốn triển khai hoạt động này.

  • Làm việc tự do: nếu bạn muốn vận hành một hoạt động kinh doanh mà bạn có sự tự chủ, chủ động, không phụ thuộc vào ai thì đây cũng có thể là một mô hình hoàn toàn phù hợp.

  • Khẳng định được chuyên môn và sự uy tín của bạn: bởi vì không có chuyên môn, bạn khó mà có thể có sự tự tin để phát triển và duy trì được nền tảng paid membership. Bạn phải có sự thành thạo, sáng tạo, chất xám, chuyên môn trong lĩnh vực riêng của mình để phát triển paid membership thành một nền tảng nghề nghiệp hoặc phát triển chuyên sâu, có khả năng mở rộng và liên tục cập nhật.

  • Mang lại nguồn thu tốt đặc biệt với người làm sáng tạo: như blogger, podcaster, content creator… Paid membership giúp cho những người đọc trung thành và cảm tiền nămg có thể tham gia vào một không gian với nội dung trả phí được nâng cao và độc đáo hơn.

Phân loại các loại hình paid membership

Khác với nhiều người suy nghĩ, phần khó nhất khi bắt đầu triển khai một chương trình paid membership không phải là yếu tố kỹ thuật. Cái khó nằm ở chiến lược để từ một ý tưởng có thể quyết định loại hình, các nội dung chi tiết và duy trì nó trong thời gian lâu nhất có thể.

Các loại hình mình liệt kê sau đây là những loại hình phổ biến nhất, không nhất thiết chỉ chọn một loại hình duy nhất mà có rất nhiều người đã kết hợp những loại hình này với nhau:

  • Thư viện nội dung (content library): nếu bạn đang là thành viên của Netflix, bạn sẽ biết loại hình này hoạt động thế nào. Loại hình này là có một mức phí chung cho tất cả thành viên, sau đó liên tục cập nhật nội dung để duy trì sự ở lại của thành viên. Mình đã vận hành dạng thư viện nội dung này từ đầu năm 2020 và cũng đạt được doanh thu $100,000 sau 2 năm hoạt động. Trong tháng 3/2023, trang paid membership này sẽ chính thức trở lại và đi vào hoạt động (ngoài trang đang có sẵn trên website cá nhân của mình) với rất nhiều nội dung mới mẻ và được cập nhật. Mình sẽ cập nhật sớm cho các bạn!

  • Mở nội dung “nhỏ giọt”: loại hình này thường gặp nhất ở các mô hình của khóa học trực tuyến. Các thành viên được truy cập và khóa học nhưng khóa không được mở hoàn toàn mà mở theo tiến độ, theo lịch trình. Việc cung cấp nội dung theo kiểu “nhỏ giọt” thay vì ồ ạt khiến người tham gia phải quay lại, tương tác và duy trì thời gian trả phí. Bản tin này cũng có thể được coi là một dạng “nhỏ giọt”.

  • Trang cộng đồng: thay vì mua quyền truy cập nội dung thì thành viên sẽ được cấp quyền tham gia vào cộng đồng, nơi có những người cùng chung sở thích hoặc mục tiêu được kết nối. Thúc đẩy và duy trì sự tham gia của mọi người là một thách thức nhưng ưu điểm là bạn chỉ cần khởi tạo một cộng đồng chứ chưa phải đầu tư quá nhiều vào phát triển nội dung.

  • Là giá trị gia tăng cho một sản phẩm/dịch vụ: ví dụ chỉ có người đã học chương trình Becoming a Solopreneur của mình mới được cung cấp tài khoản vào một nền tảng trao đổi riêng tư và mỗi người một trợ lý từ xa để phát triển business của mình. Lúc này chương trình của mình là sản phẩm chính, còn nền tảng trao đổi và các quyền lợi đi kèm là phần thưởng để thu hút người đăng ký.

Ngoài ra, các mô hình kinh doanh của paid membership cũng có thể phân làm 3 loại:

  1. Mô hình sửa chữa: tập trung giải quyết một vấn đề cụ thể (ví dụ như làm sao để viết một cuốn sách) và thường là những vấn đề phải giải quyết trong 3-6-12 tháng.

  2. Mô hình tạo động lực: tập trung vào việc chia sẻ để tìm kiếm sự đồng cảm, chẳng hạn bạn muốn giảm cân và thay đổi chế độ ăn, sự thay đổi của người trong cùng cộng đồng có thể giúp bạn tạo ra sự khác biệt.

  3. Mô hình kết nối: đây là mô hình gần nhất với xây dựng một cộng đồng, nơi cho mọi người kết nối và cảm giác thuộc về. Ở đây tập hợp những người có chung mục tiêu hoặc sở thích như viết lách, làm vườn, nấu ăn,… sau đó họ kết nối và giúp đỡ lẫn nhau, học hỏi và cùng phát triển.

Một số mô hình paid membership bạn nên học hỏi và lưu ý khi triển khai

Một số mô hình paid membership thú vị:

  • CLB trồng hoa lan dễ dàng

  • Giảm cân Lady Boss

  • Chiêm tinh học Jan Spiller

  • Business Resources của James Schramko

Một số lưu ý khi triển khai:

  • Nếu chưa biết định giá một khoản phí cố định cho membership, bạn có thể bắt đầu trong khoảng từ $19 - $29, đây là mức mình cho rằng phù hợp với mặt bằng chung của người Việt. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tính toán và đề xuất một mức phí khác mà bạn cho là phù hợp.

  • Hãy vẽ ra mind map về các nội dung mà bạn sẽ đưa vào nền tảng này, càng nhiều càng ít, nhưng cần đi theo một lộ trình để khách hàng dễ theo dõi và phát triển. Bạn cũng cần biết đâu là loại nội dung để mở, đâu là loại nội dung mà mình sẽ cung cấp “nhỏ giọt”.

  • Không có quy tắc nào cho việc đặt thời hạn trọn đời hay cố định. Tuy nhiên, truy cập trong một khoảng thời gian cố định sẽ tạo cảm giác cấp bách khuyến khích các thành viên hoàn thành các bài tập hoặc nhiệm vụ của họ và mở ra những chương trình mới.

  • Bạn có thể phân loại ra các cấp độ khác nhau từ cơ bản tới nâng cao để phù hợp với từng nhóm đối tượng của mình, với mức phí và các quyền lợi khác nhau.


Thật ra, triển khai paid membership không phải là hình thức có thể phù hợp với tất cả mọi người. Mình tin rằng sẽ cần một số những điều kiện nhất định để quyết định xem đây có phải là loại hình phù hợp với mình và mô hình kinh doanh của mình hay không. Tuy nhiên, với bất kỳ freelancer hay solopreneur nào, đây cũng là một con đường mà bạn rất nên xem xét. Nghiêm túc đấy!

Người tiêu dùng đang từng ngày từng giờ thúc đẩy xu hướng paid membership cho tất cả các loại sản phẩm dịch vụ cũng như cách tiếp cận của hàng triệu doanh nghiệp đã và đang đáp ứng nhu cầu này.

Trong những năm tới đây, xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục được củng cố và phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Cho dù bạn đang là người muốn triển khai hình thức này hay là người đang trải nghiệm nó, mình hi vọng bạn đã tìm thấy những số liệu và thông tin hữu ích và thú vị ở đây.

Hãy cho mình biết suy nghĩ và góc nhìn hoặc câu hỏi từ bạn nhé!

Bạn cũng có thể đặt lịch tư vấn (có phí) với mình tại me@linhphan.co về chủ đề này!

Tôi cần tư vấn

Cảm ơn bạn vì đã dành thời gian quý báu để đi hết nội dung này!

Share this post

Trend#01. Paid-membership: phân khúc phát triển nhanh nhất của nền kinh tế nội dung

www.freelancetofreedom.info
Comments
TopNewCommunity

No posts

Ready for more?

© 2023 Linh Phan
Privacy ∙ Terms ∙ Collection notice
Start WritingGet the app
Substack is the home for great writing