Tháng 9: Thời điểm phù hợp để "yêu lại từ đầu"
Khám phá cách một solo expert đạt gần 8 tỷ doanh thu chỉ trong 8 tháng bằng cách lập kế hoạch từ... tháng 9. Bí quyết nào giúp họ 'nhảy vọt' trong khi 90% người khác thất bại với mục tiêu đầu năm?
Bạn có biết tháng 9 có thể là thời điểm hoàn hảo để lập kế hoạch kinh doanh không? Trong khi nhiều người chờ đợi đến năm mới, các chuyên gia solo thành công đã bắt đầu từ lâu. Bài viết này mình chia sẻ phương pháp LEAP - một công cụ đơn giản nhưng hiệu quả giúp solopreneur đánh giá quá khứ, phân tích hiện tại, đặt mục tiêu tương lai và lên kế hoạch hành động cụ thể. Từ kinh nghiệm cá nhân với doanh thu hơn 1 triệu đô sau 5 năm làm solo, LEAP là thứ giúp mình tối ưu hóa chiến lược kinh doanh, tránh những cạm bẫy thông thường và đạt được đột phá trong năm tiếp theo.
Đối với mình, tháng 9 đặc biệt và có tính khởi đầu mạnh mẽ hơn cả tháng 1. Trong nhiều nghiên cứu, các tác giả và các nhà khoa học cũng có chung quan điểm giống mình.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Scranton, Pennsylvania, ước tính rằng chưa đến 10% các quyết tâm và mục tiêu đầu năm mới thực sự được thực hiện. Giáng sinh hay Tết có thể là thời điểm đầy cảm xúc đối với nhiều gia đình vì nhiều lý do, chưa kể đến việc tốn kém, mệt mỏi, ăn uống triền miên thật sự khó tập trung hay an tĩnh để nghĩ tới chuyện lớn lao.
Vậy tại sao lại là tháng 9?
Là thói quen mình còn giữ từ hồi đi làm full-time. Rất nhiều công ty và doanh nghiệp nơi mình làm việc đều bắt đầu chu kỳ lập kế hoạch vào mùa thu, chứ thời điểm và thói quen lập kế hoạch cho năm mới vào tháng 9 không phải do mình tự nghĩ ra.
Tháng 9 thường mang lại cảm giác về sự khởi đầu mới, đặc biệt là do ảnh hưởng từ lịch khai giảng của trẻ nhỏ và các trường đại học. Bắt đầu từ tháng 9 cho phép bạn có 3-4 tháng để suy nghĩ, điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch trước khi bước vào năm mới.
Quay trở lại sau một mùa hè có phần sôi động, nghỉ xả hơi và thậm chí có cả chút “mơ màng”, việc bạn cần làm bây giờ sẽ là cùng nhìn lại các hoạt động kinh doanh của mình trong 8 tháng qua và brainstorm cho những kế hoạch kinh doanh hay các SPDV mới trong năm kế tiếp (doanh thu lợi nhuận có thể để tới cuối năm cũng được). Đừng chờ tới cuối năm, bởi cuối năm bạn sẽ rất nhiều áp lực và bận bịu với các hoạt động cá nhân và kinh doanh. Lập kế hoạch sớm giúp bạn tránh stress và có thể tập trung vào việc kết thúc năm hiện tại một cách hiệu quả.
Thêm nữa, sau 8 tháng làm việc, bạn đã có đủ dữ liệu về 8 tháng đầu năm để đánh giá hiệu suất và đưa ra quyết định sáng suốt cho năm tiếp theo. Nếu business của bạn có mùa cao điểm vào cuối năm, việc lập kế hoạch từ tháng 9 giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn quan trọng này.
Sau 5 năm làm solopreneur với doanh thu vượt 1 triệu đô (riêng 8 tháng vừa qua, doanh thu của mình đã cán mốc gần 8 tỷ) và hỗ trợ nhiều chuyên gia độc lập khác, mình đã phát triển phương pháp LEAP giúp các bạn review hoạt động kinh doanh và lên kế hoạch mới một cách đơn giản vào hiệu quả.
Trong bản tin này, bạn sẽ tìm thấy:
Cách áp dụng phương pháp LEAP để review và planning kế hoạch năm tới
Ví dụ và minh hoạ cụ thể
Quy trình review định kỳ và một vài lưu ý nhỏ khác
Bắt đầu nhé!
Trước hết, hãy chuẩn bị cho quá trình lập kế hoạch
Đặt lịch cho buổi lập kế hoạch: Chọn một ngày và thời gian cụ thể, tốt nhất là khi bạn có thể tập trung không bị gián đoạn trong vài giờ. Linh chọn ngày đầu tiên của tháng 9 để làm việc này, và làm từ 3h-8h sáng (Linh thường dậy sớm từ 2-3h sáng).
Chuẩn bị không gian: Chọn một nơi yên tĩnh, thoải mái để bạn có thể suy nghĩ và sáng tạo. Không gian làm việc buổi sáng sớm rất yên tĩnh vì không bị con nhỏ làm phiền, tinh thần và đầu óc cũng rất minh mẫn, ít bị phân tâm.
Thu thập dữ liệu: Chuẩn bị sẵn các báo cáo tài chính, số liệu thống kê về khách hàng, và bất kỳ dữ liệu nào khác có thể hữu ích cho quá trình lập kế hoạch. Ngoài báo cáo doanh thu và danh sách khách hàng thì Linh tập hợp thêm insight từ các kênh chính: facebook, substack và landing page của các chương trình.
Tìm một đối tác lập kế hoạch: Nếu có thể, hãy tìm một người bạn kinh doanh đáng tin cậy để cùng lập kế hoạch. Điều này có thể mang lại góc nhìn mới và tăng trách nhiệm giải trình. Linh thường làm việc này một mình, tuy nhiên mình khuyến khích bạn nên tìm một người bạn hoặc nếu là business coach thì càng tốt để có thêm có góc nhìn khách quan.
Bạn cũng có thể đặt lịch để Linh giúp bạn review các hoạt động & tư vấn chiến lược cho toàn bộ business cùng doanh thu trong năm 2025 (có trả phí) tại đây:
LEAP là gì và cách áp dụng nó
LEAP chia quá trình lập kế hoạch và review thành 4 phần chính:
L: Look back (Nhìn lại Quá khứ)
E: Evaluate present (Đánh giá Hiện tại)
A: Aim for future (Mục tiêu cho Tương lai)
P: Proceed with action (Bắt tay vào Hành động)
Đơn giản như vậy thôi. Mỗi phần sẽ đóng vai trò giúp bạn hiểu rõ business của mình và đưa ra các quyết định có cơ sở/sáng suốt hơn trong tương lai.
Hãy đi vào từng phần nhé!
1. Look back: Nhìn lại quá khứ
Đánh giá lại những gì đã làm được hoặc chưa làm được giúp bạn hiểu những gì hiệu quả, những gì cần cải thiện.
Bước 1: Đánh giá mục tiêu
Liệt kê các mục tiêu đã đặt ra cho 8 tháng vừa qua
Các KPIs chính: doanh thu, lợi nhuận, số lượng khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi
Phân tích các dự án/sản phẩm:
Xác định top 3 dự án/sản phẩm thành công nhất
Xác định 3 dự án/sản phẩm kém hiệu quả nhất
Đánh giá mức độ hoàn thành của từng mục tiêu
Ghi chú về những gì đã học được từ việc đạt được hoặc không đạt được các mục tiêu này
Ví dụ, mục tiêu mà tháng 9 năm ngoái Linh đã đặt ra là:
Doanh thu 10 tỷ - Đã hoàn hành (nếu tính từ 8/2023-8/2024)
Đưa chương trình Being a Solopreneur từ dạy trực tiếp dạng class-based lên nền tảng học tập và chuyển sang hình thức Hybrid - Đã hoàn thành
Thử nghiệm các chương trình giá rẻ cho thị trường mass thay vì chỉ tập trung vào các sản phẩm giá tầm trung trở lên - Đã ra mắt được chuỗi Masterclass, chuỗi Social Content Mastery với doanh thu khoảng 1 tỷ đồng. Hay gần đây nhất là chuỗi Meetup Better Self.
Có 5 mentee tham gia chương trình 1-year-membership - Tới thời điểm này, mình đã và đang có 9 mentee
Thử nghiệp chương trình Hybrid với trải nghiệm intensive và lần đầu tiên tổ chức dạng “camp” là Content Camp và Product Camp - Đều đã triển khai thành công ngoài mong đợi với 40 camper tham dự
Tổ chức Vietnam Solo Expert Summit - Online Fair lớn nhất và chuyên nghiệp nhất, đầu tiên được tổ chức cho solopreneur Việt - Đã họp với đối tác để cập nhật về nền tảng, chính thức triển khai vào tháng 11/2024
Một chút tổng kết cho 8 tháng đầu năm:
Bước 2: Ăn mừng thành công
Liệt kê 3 thành công lớn nhất trong công việc
Liệt kê 3 thành công lớn nhất trong cuộc sống cá nhân
Dành thời gian để thực sự tận hưởng và đánh giá cao những thành tựu này
Ví dụ 3 điều trong công việc Linh đã làm được:
thử nghiệm thành công các sản phẩm giá rẻ, giá thấp cho thị trường mass
tự động hóa được một phần các nội dung học tập và tiết kiệm được rất nhiều thời gian
hoàn thành mục tiêu doanh thu và có thể an tâm nghỉ ngơi cho tới hết năm nếu muốn
Ví dụ 3 điều ở khía cạnh cuộc sống cá nhân Linh đã làm được:
giữ tình thần mình ổn và không để bị ảnh hưởng nhiều kể cả khi mình trải qua một vài biến cố lớn
duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh
đã nâng hạng bay và trải nghiệm rất nhiều các chuyến bay hạng thương gia, không chỉ cho bản thân mà cả gia đình mình
Bước 3: Reflection
Viết journal về từng tháng trong năm, ghi lại những gì đã làm, thành tựu đạt được, sai lầm mắc phải, kỷ niệm đáng nhớ và bài học rút ra
Hãy chia sẻ những thành công trong cả khía cạnh công việc và cuộc sống và chia sẻ trong cộng đồng Solo Expert nhé! Đừng ngại, đây là một nơi rất an toàn để bạn bước ra và được nâng đỡ khi làm solo!
TIP Quan trọng: Sử dụng nguyên tắc 80/20 để đánh giá phần Quá khứ!
Sử dụng nguyên tắc 80/20 (hay còn gọi là nguyên tắc Pareto) để tập trung vào 20% yếu tố tạo ra 80% kết quả. Điều này giúp bạn xác định những hoạt động, khách hàng, hoặc sản phẩm mang lại giá trị cao nhất cho business của bạn.
Ví dụ minh họa cụ thể cho Minh, một business mentor.
Minh áp dụng nguyên tắc 80/20 để phân tích doanh thu và thời gian của mình trong 8 tháng qua:
Phân tích doanh thu theo nguồn:
65% doanh thu đến từ mentoring 1-1
25% từ khóa học online
10% từ các buổi nói chuyện và hội thảo
Insight: Mặc dù khóa học online chỉ mới ra mắt vào tháng 7, nó đã đóng góp 25% doanh thu. Đây là một cơ hội lớn để mở rộng trong thời gian sắp tới.
Phân tích khách hàng: 20% khách hàng (khoảng 8-9 người) đóng góp 60% doanh thu từ mentoring 1-1
Insight: Tập trung vào việc phục vụ và giữ chân nhóm khách hàng cao cấp này có thể mang lại kết quả đáng kể.
Phân tích thời gian:
30% thời gian dành cho mentoring 1-1 tạo ra 65% doanh thu
40% thời gian dành cho tạo nội dung (blog, social media, khóa học) tạo ra 25% doanh thu
20% thời gian dành cho quản lý kinh doanh và admin
10% thời gian dành cho các buổi nói chuyện và hội thảo, tạo ra 10% doanh thu
Insight: Mentoring 1-1 là hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất về mặt thời gian. Tuy nhiên, việc tạo nội dung, mặc dù tốn thời gian, đang xây dựng nền tảng cho sự tăng trưởng trong tương lai thông qua khóa học online.
Dựa trên phân tích này, Minh xác định được các ưu tiên cho năm tới:
Tối ưu hóa quy trình mentoring 1-1 để có thể phục vụ thêm khách hàng cao cấp mà không làm tăng đáng kể thời gian làm việc.
Đầu tư vào việc phát triển và marketing khóa học online, vì nó có tiềm năng tăng trưởng lớn.
Thuê trợ lý để giảm bớt thời gian dành cho công việc admin, tập trung hơn vào các hoạt động tạo ra giá trị cao.
Đánh giá lại chiến lược content marketing để đảm bảo nó hỗ trợ trực tiếp cho việc bán khóa học online và thu hút khách hàng mentoring tiềm năng.
Bằng cách áp dụng nguyên tắc 80/20, Minh có thể tập trung nguồn lực vào những hoạt động mang lại giá trị cao nhất, đồng thời xác định được các cơ hội để cải thiện hiệu quả trong năm tới.
2. Evaluate present (Đánh giá Hiện tại)
Đánh giá hiện tại giúp bạn hiểu rõ vị trí của mình trong thị trường và xác định các cơ hội tiềm năng.
Đánh giá nguồn lực hiện có:
Kỹ năng: Liệt kê top 5 kỹ năng mạnh nhất của bạn
Thời gian: Phân tích cách bạn sử dụng thời gian trong tuần
Tài chính: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại
Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh:
Xác định 3-5 đối thủ cạnh tranh chính
Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của họ
Áp dụng mô hình SWOT
Strengths (Điểm mạnh): Liệt kê 5-7 điểm mạnh nổi bật của bạn và business đã và đang làm được
Weaknesses (Điểm yếu): Xác định 5-7 điểm yếu cần cải thiện liên quan trực tiếp tới business
Opportunities (Cơ hội): Liệt kê 5-7 cơ hội tiềm năng trong thị trường
Threats (Thách thức): Xác định 5-7 thách thức hoặc rủi ro có thể gặp phải
3. Thiết lập mục tiêu (Tương lai)
Xây dựng tầm nhìn tương lai giúp bạn định hướng rõ ràng cho business của mình.
Xác định mục tiêu dài hạn (3-5 năm):
Mục tiêu về doanh thu/lợi nhuận
Mục tiêu về quy mô khách hàng
Mục tiêu về phát triển sản phẩm/dịch vụ
Thiết lập mục tiêu SMART cho năm tới:
Specific (Cụ thể)
Measurable (Đo lường được)
Achievable (Khả thi)
Relevant (Phù hợp)
Time-bound (Có thời hạn)
Dự đoán xu hướng thị trường và nhu cầu khách hàng:
Nghiên cứu 3-5 xu hướng chính trong ngành
Xác định cách bạn có thể đáp ứng những xu hướng này
Ví dụ: Sương, một copywriter, đặt mục tiêu SMART: "Tăng doanh thu lên 100,000 USD trong năm tới bằng cách phát triển dịch vụ viết content cho podcast, với ít nhất 10 khách hàng mới trong lĩnh vực này."
Hướng dẫn thực hành:
Viết ra tầm nhìn của bạn cho 3 năm tới trong 1-2 đoạn văn.
Từ tầm nhìn đó, xác định 3-5 mục tiêu SMART cho năm tới.
Với mỗi mục tiêu, liệt kê 2-3 chỉ số (metrics) bạn sẽ sử dụng để đo lường tiến độ.
4. Lập kế hoạch hành động (Hành động)
Kế hoạch hành động biến tầm nhìn của bạn thành hiện thực.
Phân bổ mục tiêu theo quý:
Chia các mục tiêu và nhiệm vụ vào từng quý (Q1, Q2, Q3, Q4)
Cân nhắc các yếu tố như thời gian cần thiết, sự phụ thuộc giữa các nhiệm vụ, và các yếu tố mùa vụ
Xác định các "đòn bẩy":
Xác định 2-3 hoạt động có thể tạo ra kết quả đột phá
Ưu tiên những hoạt động này trong kế hoạch hành động
Tạo kế hoạch chi tiết cho Q1:
Phân chia mục tiêu Q1 thành các nhiệm vụ cụ thể
Đặt deadline cho từng nhiệm vụ
Xác định các nguồn lực cần thiết để hoàn thành mỗi nhiệm vụ
Thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá tiến độ:
Chọn công cụ quản lý dự án (ví dụ: Trello, Asana)
Thiết lập quy trình review định kỳ (hàng tuần, hàng tháng, hàng quý)
Bạn có thể mở file sau đây ra để xem một Ví dụ minh họa cực kỳ chi tiết về Lập kế hoạch chuyên gia trong năm 2025 của một Personal Branding Strategist theo mô hình LEAP nhé!