Làm thế nào để tạo ra những ý tưởng đột phá
Chi tiết cụ thể sẽ bán tốt hơn những điều khái quát mơ hồ.
Mình đã học về các ý tưởng đột phá từ cách đây vài năm. Nhưng mình ước giá như có ai đó dạy mình về điều này ngay từ khi mình mới bước chân vào sự nghiệp viết thương mại thì tốt biết mấy.
Bởi sau khi sử dụng những ý tưởng đột phá hơn cho các bài viết, hiệu quả của nó là không thể chối cãi.
Bằng cách sử dụng những ý tưởng đột phá, mình có thể tạo ra những bài viết bán hàng với tỷ lệ chuyển đổi cao tới 50%, nôm na tức là cứ 2 người truy cập vào trang bán hàng (hoặc bài viết bán hàng) thì có một người mua hàng.
Trong bản tin hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tìm kiếm và tận dụng những ý tưởng đột phá cho các nội dung của bạn hoặc của khách hàng.
Nhưng ý tưởng đột phá là gì?
Là lời hứa uy tín và đáng tin nhất mà bạn có thể đưa ra cho khách hàng để thu hút sự chú ý của họ.
Một ý tưởng đột phá thực sự được chia sẻ, được nói về và truyền miệng một cách bùng nổ. Một ý tưởng đột phá thực sự giúp khách hàng tiềm năng vẽ nên một thế giới mới mà họ muốn sống. Một ý tưởng đột phá thực sự chỉ cần nghe tới một lần và nhớ tới mãi mãi. Ở thời đại này, việc sử dụng những ý tưởng đột phá trong bài viết thương mại cực kỳ quan trọng. Bởi vì khởi nghiệp ngày nay dễ dàng hơn nhiều so với 10,20,50 năm trước và cạnh tranh cũng cực kỳ mạnh mẽ. Doanh nghiệp nào biết tận dụng ý tưởng đột phá thì có thể nhanh chóng thu hút được sự chú ý và tiếp thị sản phẩm thành công hơn.
Tuy nhiên, không phải người viết thương mại nào cũng biết lôi những ý tưởng đột phá ra để sử dụng, dù nó đều ở xung quanh họ.
Trong thực tế thì ý tưởng đột phá “trông” thế nào?
Một vài ví dụ cho bạn dễ hiểu về ý tưởng đột phá:
The 90-day year (Một năm có 90 ngày): một chương trình năng suất/hiệu suất cao của Todd Herman. Ý tưởng rất đơn giản: tôi sẽ giúp bạn hoàn thành những gì bạn cần làm trong 1 năm chỉ trong 90 ngày.
Fluent in 3 month (Thành thục trong 3 tháng): một khoá học và cuốn sách về “hack” ngôn ngữ của Benny Lewis. Ý tưởng là bạn có thể thành thạo một ngôn ngữ trong 3 tháng - đơn giản, rõ ràng và khá “phản” trực giác.
4 hour work week (Tuần làm việc 4 giờ): ý tưởng nổi tiếng của Tim Ferriss mà bạn có thể đã từng nghe nói, đưa anh nổi tiếng khắp thế giới. Tim có kinh nghiệm và chuyên môn về tự động hoá và biến nó thành một thông điệp hấp dẫn: điều hành doanh nghiệp chỉ với 4 giờ một tuần.
Những ý tưởng này có điểm gì chung? Làm thế nào để bạn có thể tạo ra những ý tưởng đột phá cho riêng mình khiến khách hàng ngạc nhiên và mua hàng?
Hãy kiểm tra xem bạn đang có những gì nhé!
#1. Ý tưởng đột phá là 01 ý tưởng
Trước hết, bạn cần một ý tưởng cốt lõi. Nó không phải là làm việc 4 giờ một tuần VÀ kiếm xxx thu nhập VÀ ngừng làm công việc mà bạn ghét. Nó chỉ là “tuần làm việc 4 giờ”.
Sẽ không hiệu quả nếu vừa ngừng trì hoãn, vừa làm việc cho những việc thực sự quan trọng. Nó chỉ là “một năm có 90 ngày”.
Sẽ không hiệu quả nếu vừa học ngôn ngữ mới, vừa trở nên thông thạo mà không cần học ngữ pháp. Nó chỉ là “thành thục trong 3 tháng”.
Một điều thôi. Đơn giản.
#2. Ý tưởng đột phá cần MỚI và ĐỘC ĐÁO
Nếu bạn từng nghe tới một ý tưởng nào đó trước đây hoặc đã quá quen thuộc, không còn gì khiến bạn tò mò nữa (đó là lý do vì sao mình ghét việc các thương hiệu hoặc người viết lạm dụng một câu nói “trendy” hay một nhận định nào đó mà chẳng có sự sáng tạo nào - bởi nó hoàn hoàn không hấp dẫn người đọc như họ nghĩ).
Ý tưởng phải mới, khác biệt và độc đáo. Không thể nào chỉ là những sản phẩm giúp bạn “trở nên năng suất hơn”, “body 6 múi” hay “kiếm được nhiều tiền hơn”. Những nội dung như vậy chỉ làm đánh mất khách hàng.
Khi viết ra ý tưởng, hãy tự hỏi bản thân điều này có thực sự độc đáo không hoặc bạn đã nghe về nó bao giờ chưa? Nếu bạn lần đầu tiên nghe và google mà không tìm thấy điều gì liên quan, bạn đang đi đúng hướng rồi đó!
#3. Ý tưởng đột phá cần CỤ THỂ
Kiếm nhiều tiền hơn: không cụ thể. Kiếm $1000/tháng: rất cụ thể.
Đẩy nhanh sự nghiệp của bạn: không cụ thể. Tìm công việc mơ ước trong 30 ngày: rất cụ thể.
Lấy lại vóc dáng: không cụ thể. 10 phút mỗi ngày để săn chắc cơ bụng: rất cụ thể.
Khi viết, chi tiết cụ thể sẽ bán tốt hơn những điều khái quát mơ hồ.
#4. Ý tưởng đột phá cần khơi gợi SỰ TÒ MÒ
Khi bạn nghe thấy một ý tưởng mới, suy nghĩ đầu tiên của bạn sẽ là “Ôi thú vị thật, tôi muốn biết thêm”. Bạn đang bị chú ý và cuốn hút để đọc tiếp.
Trở nên hiệu quả hơn: không thú vị. Xây dựng bộ não thứ hai: thú vị! (Bộ não thứ hai là gì, tôi muốn biết thêm)
Chế độ ăn kiêng giảm cân: không thú vị. Chế độ ăn kiêng cuối cùng cho bạn: hãy cho tôi biết thêm!
Cách tốt nhất để kiểm tra xem ý tưởng của bạn có kích thích sự tò mò hay không đơn giản là đưa chúng ra để trò chuyện với đồng nghiệp, bạn bè, khách hàng… Càng có nhiều người trong số họ yêu cầu bạn nói thêm, càng chứng tỏ bạn đang có một ý tưởng thú vị và kích thích sự tò mò.
#5. Ý tưởng đột phá cần SÁNG RÕ
Người đọc đọc xong mà hỏi “Ý bạn là gì” thì không ổn rồi. Muốn có phản hồi tốt thì bản thân ý tưởng phải thú vị. Chứ để người đọc hỏi và bạn mất thêm 5 phút để giải thích ý tưởng của mình thì bạn không thể thuyết phục ai hành động được hết.
Nếu người đọc yêu cầu bạn giải thích thêm, hãy hiểu rằng ý tưởng của bạn còn chưa rõ ràng.
Những ý tưởng đột phá phải có sự rõ ràng, đủ để bạn không cần giải thích thì người đọc vẫn hiểu và không bị nhầm lẫn.
#6. Ý tưởng đột phá là ĐÁNG NHỚ
Có nghĩa là khách hàng nghe một lần là họ nhớ mãi. Nếu thông điệp của bạn rõ ràng, độc đáo, thú vị… khách hàng không cần cố gắng nhớ sẽ vẫn nhớ về.
Đây là các bước đơn giản mình đã phát triển để bạn có thể phát triển quy trình xây dựng ý tưởng đột phá và ứng dụng nó vào bài viết của riêng bạn:
Bước 1: Tạo một file ngân hàng ý tưởng sáng tạo.
Bạn hãy tạo một bảng tính đơn giản để có thể sắp xếp và xếp hạng ý tưởng cho mình. Đây là nơi bạn lưu giữ tất cả các ý tưởng của mình.
Bước 2: Xem qua tài liệu nghiên cứu tổng hợp (mình đã hướng dẫn chi tiết ở bản tin này) và chú ý xem có bất kỳ cụm từ thú vị nào bật lên hay không.
Có điều gì đó ngay lập tức thu hút sự chú ý của bạn và khiến bạn quan tâm rất nhiều không?
Bước 3: Xác định mong muốn mạnh mẽ nhất.