Freelance to Freedom

Share this post

Kết quả dù thất bại còn hơn là không làm gì

www.freelancetofreedom.info
Productivity & Skills

Kết quả dù thất bại còn hơn là không làm gì

Điều quan trọng nhất để bạn gặt hái được các thành công trong năm 2023

Linh Phan
Jan 31
15
1
Share this post

Kết quả dù thất bại còn hơn là không làm gì

www.freelancetofreedom.info

Chào bạn,

Hôm nay, Linh muốn dành nội dung của bản tin này để chúng ta cùng nhau chia sẻ về sự tập trung.

Bộ não và tâm trí của chúng ta hoạt động giống như một chiếc máy tính, khả năng xử lý thông tin phụ thuộc lớn nhất vào RAM - bộ phận quan trọng nhất quyết định hiệu suất. Càng chạy những phần mềm “ngốn RAM” hay mở cùng một lúc quá nhiều ứng dụng và trình duyệt, hiệu suất của bạn càng giảm. Điều này cũng giống như khi bạn ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc, bạn không có sự tập trung và mất đi sự chú ý có ý thức vào việc mình muốn làm.

Suốt cuộc đời, con người xử lý khoảng 185 tỷ bit thông tin, tương đương với khoảng 126 bit thông tin mỗi giây. Và hầu như ai trong số chúng ta, cũng đều đã, đang sống với những chương trình “ngốn RAM” rất tốn năng lượng sáng tạo, trong khi năng lượng này chỉ có hạn mà thôi. Hãy thành thật đi, bạn có đang:

  • dằn vặt về những sai lầm trong quá khứ

  • lo lắng về những điều sẽ tới trong tương lai

  • lúc nào cũng có một danh sách dài ngoằng những điều cần hoàn thành

  • rất nhiều nhiệm vụ cần phải làm nhưng bỏ qua hoặc quên mất

  • …

Và những điều này cứ lặp đi lặp lại. Thay vì sống trong hiện tại với sự tập trung duy nhất, ta sống trong do dự, lo sợ, thiếu kiểm soát.

Khi nắm giữ quá nhiều thứ trong đầu, bao gồm cả quá khứ lẫn tương lai, hiện tại không thoát được sự hỗn độn, tâm trí rối loạn. Nếu không thể kiểm soát, chúng ta mất quyền tự chủ và đánh mất sự yêu thích cuộc sống, luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không có mục đích.

Vậy nên, điều quan trọng là: TẬP TRUNG.

Để thoát khỏi sự hỗn độn, trước tiên bạn cần nhận thức nó đang ảnh hưởng tới cuộc sống của mình như thế nào.

Từ hỗn loạn, chúng ta phải tập trung và chọn ra thứ gì xứng đáng với sự chú ý của mình. Nôm na thì RAM càng ít bị ngốn, cuộc sống càng trở nên thú vị khi có trật tự và cảm giác kiểm soát - những thứ khiến ta có thể hài lòng về cuộc sống của mình.

Đây là cách mình đã làm, hi vọng bạn cũng sẽ thấy hữu ích. Bạn muốn tìm sự tập trung trong công việc hay cuộc sống, đều có thể áp dụng những bước này.

Bước 1: Chọn một khía cạnh đang yếu nhất trong cuộc sống hoặc công việc của bạn

Biết điểm mạnh của mình là gì để phát huy là điều quan trọng. Nhưng biết cả điểm yếu để chấp nhận và cải thiện nó cũng là điều quan trọng không kém. Con người là một tổng hòa của nhiều khía cạnh khác nhau, không ai giỏi toàn diện, không ai yếu kém hoàn toàn nhưng những điểm yếu nhất và tụt hậu nhất thường là nơi gây ra nhiều vấn đề nhất.

Bạn có thể rất thông minh, nhanh nhẹn, có chuyên môn tốt nhưng điểm yếu lại là thiếu tư duy kinh doanh và tiếp thị, bạn cũng khó để thành công trọn vẹn. Hoặc bạn có “máu” kinh doanh, dám liều lĩnh, chấp nhận rủi ro nhưng không có sự hiểu biết nào về thị trường, bạn cũng rất dễ gặp thất bại.

Tương tự, bạn có thể rất thành công trong sự nghiệp và gia đình, nhưng sức khỏe thì xuống cấp trầm trọng… Cho tới khi bạn còn không gượng dậy được để giải quyết các vấn đề của mình, chất lượng cuộc sống đi xuống, sự nghiệp chững lại.

Hãy nghĩ xem: tiền, mối quan hệ, sức khỏe tinh thần, lòng tự trọng, sức khỏe, năng lượng…. đâu là thứ mà bạn đang “yếu” nhất và có nguy cơ đe dọa, ảnh hưởng tiêu cực tới những khía cạnh khác trong cuộc sống của mình.

Ví dụ, bạn là một người coach và đã làm nghề 01 năm nay nhưng chưa kiếm được tiền để sống với nghề. Có thể nói “tiền” là khía cạnh yếu nhất đang đe dọa bạn bỏ nghề và phải quay lại với công việc cũ (công việc mà bạn đã vô cùng chán nản và quyết tâm rời bỏ trước đó).

Bước 2: Hãy thẳng thắn với những nguyên nhân và hệ lụy của nó

Có một điều mình luôn làm với các bạn học viên và coachee đó là khuyến khích các bạn phân biệt được đâu là các nguyên tắc gốc rễ cơ bản và đâu là tips/hack, chiến thuật trong tất cả những điều các bạn làm.

Bởi chỉ có nắm được nguyên tắc gốc rễ và cơ bản, bạn mới thúc đẩy được kết quả. Các chiến thuật hay mẹo có thể giúp kết quả tốt hơn nhưng nếu không có gốc, không chiến thuật nào giúp bạn đi đường dài được hết.

Bạn cần phải hiểu được hệ thống, nắm vững những nguyên tắc để nhận diện vấn đề tồn tại thực sự là gì.

Giờ hãy quay lại với ví dụ về việc bạn làm coach và không kiếm đủ tiền. Nguyên nhân và hệ lụy bạn không kiếm được tiền từ coaching là gì?

  • Là vì bạn không biết cách làm tiếp thị > không có ai đọc bài viết hoặc biết đến bạn > bạn không xuất hiện ở đâu hết (mạng xã hội, quảng cáo, cộng đồng, kết quả tìm kiếm, tiếp cận trực tiếp khách hàng) > không ai nghe và thấy được những offer của bạn.

  • Nhưng nếu offer của bạn không đủ hấp dẫn (sản phẩm nghèo nàn, dịch vụ không hiệu quả, khóa học không nổi bật, không có ưu đãi) > bạn sẽ chẳng thu hút được traffic từ đâu hết.

Dễ hiểu hơn, giống như bạn đang muốn hẹn hò. Bạn tự cảm thấy mình có giá trị rất cao, bạn hấp dẫn và quyến rũ nhưng bạn lại chọn vào rừng sống một mình, ngắt kết nối thì chúc bạn may mắn!

Bước 3: Bắt đầu nhận diện và đặt ra các mục tiêu khả thi

Chẳng có gì sai khi làm kinh doanh mà lại tập trung vào việc tiếp thị nhiều hơn, tạo ảnh hưởng nhiều hơn, nhận được nhiều sự quan tâm hơn… những điều này hoàn toàn có lợi và giúp ích cho bạn nếu bạn làm nó một cách đúng đắn vào vừa phải.

Vấn đề chỉ xuất hiện khi bạn đặt ra các mục tiêu phù phiếm ngoài tầm kiểm soát mà thôi.

Tất nhiên không dễ gì để đặt ra các mục tiêu khả thi khi mà bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm trong lĩnh vực đó. Bạn không phải chuyên gia về tiếp thị, bạn có thể gặp khó khăn trong việc đặt ra mục tiêu tiếp thị khả thi cho bản thân mình. Chẳng hạn một người từng làm công việc tài chính, chưa bao giờ viết lách tìm tới mình và tuyên bố “Mục tiêu của em là tháng này nghỉ việc là 3 tháng nữa kiếm được 30 triệu/tháng từ công việc viết lách tự do”. Đó là mục tiêu có thể thiếu thực tế khi cùng lúc bạn thiếu cả chuyên môn lẫn kỹ năng tự kinh doanh.

Trong trường hợp bạn không có kinh nghiệm và không biết mục tiêu của mình liệu có khả thi không thì bạn nên làm gì? Một là tìm kiếm mentor. Hai là phải tự thử. Bạn không thực hiện, không hành động thì sẽ không bao giờ biết mục tiêu có khả năng đạt được hay không và năng lực của mình đang ở đâu.

Ví dụ trường hợp bạn là coach, bạn muốn tăng độ nhận diện của mình, tạo sự ảnh hưởng để nhiều người biết tới bạn và dịch vụ của bạn hơn. Bạn có mục tiêu là mình phải kiếm đủ tiền trang trải chi phí sinh hoạt trong 2 tháng (tương đương 15,000,000đ/tháng). Bạn sẽ phải thực hiện các chiến thuật:

  • Chia sẻ 1 bài/ngày trên facebook cá nhân

  • Đăng 1 bài/tuần trên blog

  • Mỗi tuần dành ra 3 tiếng để tạo một sản phẩm số hữu ích nhằm thu hút khách hàng tiềm năng.

Bạn cam kết, theo dõi và đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu của mình thế nào. Hãy nhớ là quá trình luôn quan trọng hơn kết quả. Hãy đánh giá bản thân qua những gì bạn thực hiện và đạt được trên hành trình.

Bước 4: Quan sát, ghi chép lắng đọng các bài học

Khi thực sự hành động, với các tình huống thực tế, bạn đúc rút ra được nhiều bài học. Nhưng quan trọng là bạn phải có sự tự quan sát và lắng đọng, chiêm nghiệm. Nhiều người chỉ mải chạy theo hướng dẫn mà không thực hành, sau đó lại đổ lỗi hướng dẫn không hiệu quả với tôi.

Hãy bắt đầu và chấp nhận thất bại.

Hãy xác định nguyên nhân của việc thất bại.

Hãy xem đâu là giải pháp mình có thể khắc phục được thất bại đó.

Tiếp tục chấp nhận thất bại và rút ra kinh nghiệm, bài học.

Theo thời gian, bạn tự học, tự tiến bộ và phát triển thông qua việc hành động + thất bại + sửa chữa thất bại.

Đừng cố tìm kiếm khi bạn còn chưa thực sự bắt đầu tìm kiếm.

Bước 5: Thực sự sống cùng mục tiêu

Nhiều người nói họ đam mê làm điều X nhưng không thực sự sống cùng đam mê đó. Họ chỉ nói mà thôi.

Sống cùng đam mê đơn giản là thực sự “hiện diện” khi làm việc với đam mê và để đam mê thực sự hiện diện với mình.

Với mình, đó là trạng thái “dòng chảy”, mọi thứ chảy trôi một cách tự nhiên và mình thực sự đắm mình trong dòng chảy của những việc mình làm.

Bước 6: Ghi nhận

Nói chung ai cũng sẽ phải thất bại. Mọi thứ trên đời này đều phải diễn ra theo nguyên lý đó. Vậy nên khi vượt qua được, xử trí được thậm chí chỉ là nhận diện được thất bại và nguyên nhân của nó, hãy biết cách ghi nhận bản thân thay vì chỉ tìm cách đổ lỗi hoặc dằn vặt.

Hãy cho mình một khoảnh khắc công nhận bản thân. Thay vì nghĩ rằng tôi tổ chức một buổi workshop mà chỉ có 5 người tham gia là tôi thất bại. Hãy nghĩ rằng tôi đã giúp được 5 người đầu tiên thực sự cần tôi.

Bước 7: Hệ thống hóa

Việc bạn đặt mục tiêu, tập trung, hành động, thất bại, sửa sai, hành động tiếp, thất bại, sửa sai, hành động, thành công… tất cả hoạt động giống như ta tập thể dục. Cơ bắp cuồn cuộn không thể ngày 1 ngày 2 mà có.

Kết quả tốt đẹp không bao giờ chỉ tới trong 1,2 ngày rồi ở lại mãi.

Điều quan trọng là bạn phải hệ thống hóa được những gì mình đã làm. Hãy coi mọi thứ bạn làm như một dự án khoa học, nơi bạn:

  • xác định vấn đề

  • đặt ra mục tiêu mong muốn

  • thử nghiệm các giải pháp khác nhau

  • tìm ra một thứ hoạt động phù hợp

  • sao chép kết quả

Tiếp tục bạn lại xác định những vấn đề lớn hơn, với mục tiêu khác. Bằng cách này, bạn sẽ lớn lên, sẽ có kinh nghiệm để biết mình thực sự muốn gì, cắt bỏ, thêm bớt ra sao.

Chúc bạn một năm mới thật sự TẬP TRUNG nhé!

Share


Chương trình Real You giúp bạn tạo ảnh hưởng từ chuyên môn cũng là một chương trình có tới 6 tuần mình “đẩy” học viên vào việc thực hành, thử nghiệm, nhận diện và tìm ra đâu là thứ phù hợp với họ trong quá trình nâng cao giá trị nhận thức và xây dựng thương hiệu cá nhân.

Chương trình Becoming a Solopreneur cũng được xây dựng dựa trên nguyên tắc tập trung vào chuyên môn, thực sự hành động, thử nghiệm và giúp học viên đúc rút được kết quả, framework cho chính họ trên hành trình xây dựng sự nghiệp độc lập, phát triển nội dung và mở rộng doanh thu từ chuyên môn của họ.


Đừng quên hôm nay đã là ngày cuối cùng, trước khi bản tin Freelance to Freedom chính thức thay đổi về giá membership nhé! Nếu bạn bỏ lỡ thông báo này, vui lòng đọc tại đây:

Freelance to Freedom
Khởi đầu năm mới và những thay đổi của Freelance to Freedom kể từ 1/2/2023
Các độc giả của Freelance to Freedom thân mến! Cảm ơn bạn đã trở thành một trong số gần 15,000 bạn đọc đã, đang theo dõi và ủng hộ Freelance to Freedom (F2F) trong vòng gần 2 năm qua. Từng lời góp ý, từng bình luận, kể cả những người đã rời đi… đều mang lại cho Linh những bài học quý báu trên hành trình viết và chia sẻ kiến thức của mình…
Read more
2 months ago · 12 likes · Linh Phan

1
Share this post

Kết quả dù thất bại còn hơn là không làm gì

www.freelancetofreedom.info
1 Comment
Khánh
Feb 1Liked by Linh Phan

Cảm ơn em.

Expand full comment
Reply
TopNewCommunity

No posts

Ready for more?

© 2023 Linh Phan
Privacy ∙ Terms ∙ Collection notice
Start WritingGet the app
Substack is the home for great writing