Bạn đang làm business hay busy-ness?
Bạn có bao giờ cảm thấy như mình đang chạy trên một chiếc bánh xe hamster, làm việc không ngừng nghỉ mà chẳng bao giờ đến đích không?
Chào mừng bạn đến với câu lạc bộ busy-ness! Chúng ta luôn bận rộn, nhưng liệu chúng ta có thực sự đang làm business hay chỉ là đang quay cuồng với busy-ness?
Đa số các solopreneur tự mình xây dựng một hệ thống tận dụng năng lượng và thời gian của mình để tạo ra lợi nhuận. Hệ thống này có thể hoạt động tốt ở quy mô nhỏ, nhưng thời gian và năng lượng là hữu hạn. Vậy nên, khi doanh nghiệp của bạn phát triển, sự hỗn loạn sẽ xuất hiện, ảnh hưởng tới cả bạn và khách hàng của bạn.
Bận rộn để tự do hay thong thả để tự do?
Giai đoạn cách đây hơn 1 năm, mình vẫn còn duy trì vai trò cố vấn chiến lược cho một doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam. Mỗi đợt chuẩn bị có chiến dịch bán hàng, mình lại phải họp nhiều hơn với team. Có ngày họp tới 5-6 tiếng đồng hồ, có cuộc họp từ 3h sáng. Và thật sự họp xong mình chỉ có cảm giác “ngu” người.
IQ giảm. EQ giảm. Function não không còn hoạt động tốt. Cơ thể uể oải. Không còn muốn động vào thứ gì. Và có những ngày mình đã không động thật. Mình ra ngoài ăn nhẹ, sau đó ngủ một giấc từ 11h30 tới 1h30 chiều trên sofa. Sau đó di dạo, đi đón con và về nhà nấu bữa tối.
Từ bao lâu rồi mình đã không còn làm việc được với cường độ liên tục và lên tới 8-10 tiếng một ngày? Chắc lâu rồi.
Con người vốn rất thông minh. Khi có cái gì đó không còn hoạt động, chúng ta sẽ tìm cách khác. Chúng ta đã từng được dạy (trong thế hệ của mình) rằng phải làm việc chăm chỉ, không chăm chỉ thì chỉ có “cạp đất” mà ăn. Và một khảo sát của Deloitte cho thấy 83% những người bị kiệt sức vì làm việc chăm chỉ có thể gây hấn và làm nổ tung các mối quan hệ xung quanh họ. Tất nhiên chăm chỉ là cần thiết, nhưng không thể bền vững nếu chỉ lao vào làm chăm chỉ suốt một thời gian dài. Chẳng có sự hối hả gấp gáp nào không mang tới kiệt sức.
Nên có lẽ chậm lại thì hơn.
Liệu có thể làm ít hơn mà vẫn hiệu quả hơn không?
Nếu mình nói bạn có thể kiếm từ 500M/năm lên 500M/tháng bằng cách làm đi ít hơn 10 lần, mang lại kết quả tốt hơn gấp 10 lần cho khách hàng và tận hưởng công việc nhiều hơn 10 lần thì sao?
Hãy thử ngó qua một vài con số của mình:
2019: doanh thu của mình là 2,5M x 260 ngày = 800,000,000đ
2023: doanh thu của mình 50M x 170 ngày = 8,500,000,000đ
Trong vòng 4 năm nhưng mình đã:
tăng 20x doanh thu/ngày
giảm 3x số giờ làm việc ( trong thực tế, ngày làm việc trong năm 2023 của mình chỉ còn 5 tiếng/ngày, trong khi ngày làm việc trong năm 2019 là 10 tiếng/ngày nên nếu tính dựa trên số giờ làm việc thực tế thì mình đã giảm từ 2600 giờ còn 850 giờ/năm)
tăng 10x doanh thu cả năm
Vậy nên, làm ít đi trong khi vẫn tăng được thu nhập với một số lượng khách hàng đều đặn hoàn toàn khả thi. Cá nhân Linh đã làm và cũng có nhiều mentee của Linh bắt đầu làm được việc này. Bằng cách nào?
Chính là bằng cách tái cấu trúc hệ thống quy trình của bạn để nguồn năng lượng đầu vào sẽ đến từ tiền bạc, máy móc và khách hàng chứ không phải từ sức lao động và sự chăm chỉ của mỗi mình bạn.
Những hoạt động từng hiệu quả không có nghĩa là nó luôn luôn hiệu quả.
Hãy tập trung 90% vào 10% những hoạt động thật sự hiệu quả.
Không phải cứ chăm chỉ là đủ
Chúng ta có thể tạo ra nguồn thu nhập, nhưng không thể tạo ra thêm thời gian. Mỗi ngày vẫn chỉ có 24 tiếng. Bởi vậy, đừng tự nô lệ hóa cho chính business của mình.
Sự khác biệt lớn nhất giữa một chuyên gia thực sự tự do và một chuyên gia bị loay hoay là gì?
Solopreneur tự do: họ xây dựng hệ thống để làm việc
Solopreneur loay hoay: tự mình làm TẤT CẢ mọi việc
Trong một tập podcast về money mindset gần đây, Linh cũng đã chia sẻ rất thẳng thắn quan điểm của mình về việc solopreneur nên tự mình làm hết hay thuê nguồn lực bên ngoài và đâu là thời điểm phù hợp.
Biết hệ thống hóa quy trình và tự động hóa hoặc phân công nhiệm vụ cho người khác, bạn sẽ đạt được NHIỀU HƠN với ÍT NỖ LỰC đi. Khi có một hệ thống và quy trình để làm việc, đầu vào của bạn nhỏ hơn đầu ra. Bạn có thể đưa vào 1 và nhận lại 10, hoặc 100. Khi bạn tự mình làm tất cả công việc, đầu ra của bạn sẽ nhỏ hơn đầu vào. Bạn có thể đưa vào 10 và nhận lại 1, hoặc 0. Đây là lý do tại sao một số người trở thành tỷ phú và người khác lại trắng tay, mặc dù tất cả chúng ta đều có cùng một lượng thời gian mỗi ngày.
Một ví dụ để bạn có thể hiểu hơn về điều Linh đang phân tích.
Vũ đang tự kinh doanh các khóa học trực tuyến và dịch vụ tư vấn về dinh dưỡng. Các lớp học được tổ chức thường xuyên vào mỗi tuần và bạn phải dành rất nhiều thời gian để giảng dạy trực tiếp, trả lời từng câu hỏi của học viên song song với việc tự vận hành từ A-Z hoạt động kinh doanh của mình. Vũ thường xuyên thiếu ngủ và có những giai đoạn căng thẳng trầm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe. Tất nhiên, khả năng mở rộng business cũng rất khó.
Thay vì làm mọi thứ một mình, Vũ bắt đầu thuê trợ lý, sử dụng phần mềm quản lý học viên, đưa các nội dung giảng dạy lên nền tảng học tập trực tuyến và học cách dùng một số công cụ marketing tự động (thiết kế, gửi email, chỉnh sửa video…). Các tác vụ nhỏ hàng ngày đã giảm bớt, Vũ có thể tập trung tạo ra các gói dịch vụ đồng hành cao cấp lên tới 200,000,000đ/năm và có nhiều thời gian hơn cho những ý tưởng sáng tạo và chiến lược kinh doanh dài hạn.
Một ví dụ kinh điển khác, Linh thường xuyên chia sẻ có liên quan tới các bạn làm trong lĩnh vực coaching.
Phần lớn các bạn làm coach sẽ dành thời gian cho các phiên 1:1. Nó không có gì sai nhưng nếu bạn muốn mở rộng quy mô business mà chi tập trung vào 1:1 thì bạn sẽ sớm kiệt sức. Coach chỉ có thể làm việc với một số lượng khách hàng nhất định mỗi tuần và thu nhập của họ sẽ bị giới hạn bởi số giờ họ làm việc.
Đó là lý do vì sao các coach tham gia vào chương trình Being a Solopreneur của Linh thường sẽ được khuyến khích thử nghiệm thêm các giải pháp và cách thức khác nữa:
Đóng gói kiến thức nền tảng thành các khóa học trực tuyến, tự động hóa quy trình học tập (coachee được tự học trước) trên các nền tảng Teachable, Thinkific hoặc Kajabi
Tạo cộng đồng học tập trực tuyến để có thể thảo luận và hỗ trợ lẫn nhau thay vì coach phải đi hỗ trợ từng người một.
Tổ chức các webinar hoặc Q&A định kỳ để vừa bổ sung thêm kiến thức, vừa tiếp cận hỗ trợ nhiều coachee cùng lúc.
Sử dụng các công cụ email marketing, chatbot để thu hút khách hàng mới
Xây dựng thư viện sách điện tử hoặc các tài liệu miễn phí để khách hàng tiềm năng có thể tải về và trải nghiệm
Khi bạn làm việc với 10 khách hàng với cùng một vấn đề, bạn sẽ sớm nhận ra khách hàng sẽ cần một số những kiến thức nền tảng hoặc các công cụ giống nhau. Thay vì mỗi lần ngồi với từng người bạn phải giới thiệu và giải thích cho họ từ đầu thì bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị sẵn và tiết kiệm thời gian bằng cách cho coachee tự đọc, học, thực hành trước.
Nói chung, tinh tuý của kinh doanh độc lập hay bất kỳ một loại hình kinh doanh nào khác cũng thế thôi, chính là tạo ra một hệ thống giúp chúng ta thu lời nhiều hơn mà ít tốn công sức đi. Đó cũng là lý do vì sao Linh lại thiết kế riêng một module trong chương trình Solopreneur của mình để dạy về Tự động hóa và Mở rộng quy mô.
Khi đã hiểu tầm quan trọng của việc này và bắt đầu tìm cách ứng dụng nó vào hoạt động kinh doanh bạn đang làm, bạn sẽ dần cảm thấy tự do hơn. Còn nếu không hiểu hoặc bỏ qua, đừng thắc mắc vì sao bạn kiệt sức hay luôn có cảm giác mình là nô lệ cho những việc mình làm.
Nếu bạn cũng đang quá bận rộn và cảm thấy kiệt sức với việc kinh doanh… hãy tạm dừng lại và tự đánh giá hệ thống làm việc của mình.
Mình từng có mentee trước khi đồng hành đã chia sẻ mức thu nhập rất đáng nể, 50-70M/tháng nhưng họ quá mệt mỏi và hầu như không có thời gian cho bản thân hay những khía cạnh khác. Đổ tại làm “solo” thì cũng không hẳn. Quan trọng nhất của việc làm solo thực sự không phải là “làm solo để tự do”. Mà nên tư duy đó là một hành trình song song, vừa tìm kiếm tự do vừa làm một công việc. Bằng không thì bạn sẽ vỡ mộng vì hỏi 10 người bước ra làm solopreneur thì 11 người sẽ nói họ không hề tự do như họ nghĩ trong ít nhất 2 năm đầu tiên. Là bởi solopreneur dễ bị cuốn theo một khối lượng công việc khổng lồ, trong khi lại chưa đủ kỹ năng để handle hết những nhiệm vụ đó. Và chuyện gục ngã, từ bỏ, quay đầu - e cũng là điều dễ hiểu.
Công việc về bản chất sẽ chỉ trôi chảy khi nó có sự tập trung sâu sắc. Khi không bị phân tâm, dòng chảy sẽ chảy mạnh mẽ mà không còn vật cản nào. Khi ở trong trạng thái dòng chảy, khái niệm thời gian cũng thay đổi và cách thức hoạt động của tâm trí cũng thay đổi. Và khi bạn đã trở thành bậc thầy ở trong trạng thái dòng chảy đó, 3-4 giờ làm việc là đủ để hoàn thành tất cả công việc.
Chỉ khi bạn làm việc mà không còn cảm giác “phải làm”. Chỉ khi bạn làm việc mà biết rằng đó sẽ là những gì mình mãn nguyện để làm tới hết phần đời còn lại. Cánh cửa tự do mới mở ra.
Và để có được điều đó, hãy chậm lại. Hãy biết nói không. Hãy biết trau dồi để nâng cao kỹ năng. Hãy biết tối ưu hoá. Hãy biết trân trọng thời gian.
Bằng một số bài tập mà Linh gợi ý cho bạn sau đây: