Freelance to Freedom

Freelance to Freedom

Share this post

Freelance to Freedom
Freelance to Freedom
Ứng dụng tâm lý học hành vi trong bán hàng và copywriting (Phần 2)
Business & Strategy

Ứng dụng tâm lý học hành vi trong bán hàng và copywriting (Phần 2)

Phân tích bài viết bán hàng duy nhất trong 24h mang về gần 2 tỷ doanh thu (với sản phẩm giá cao từ 45M)

Linh Phan's avatar
Linh Phan
Jun 20, 2025
∙ Paid
6

Share this post

Freelance to Freedom
Freelance to Freedom
Ứng dụng tâm lý học hành vi trong bán hàng và copywriting (Phần 2)
5
2
Share

Bạn đang đọc một phần trong series chuyên đề: Behavioral Copywriting Applied
Một chuỗi phân tích những chiến dịch bán hàng và nội dung từ góc nhìn của thần kinh học và tâm lý học hành vi để hiểu rõ vì sao bài viết này khiến người ta hành động, còn bài khác thì không.


Đây là chiến dịch bán hàng mà mình đã thực hiện vào tháng 12/2024. Gọi là “chiến dịch” nhưng thật ra nó chỉ là một bài viết duy nhất được đăng trên Facebook để giới thiệu về chương trình, kéo dài trong 24 giờ.

Đây là nội dung của bài quảng cáo như sau:

Content không cần nhiều, cần đúng

Có một điều mà hầu hết người làm solo business hay những người viết nội dung để bán sản phẩm tri thức đều ngầm tin: muốn bán được nhiều thì phải viết thật nhiều.

Đúng, viết nhiều và bền bỉ trong thời gian dài, nhưng không có nghĩa là phải viết nhiều bài viết bán hàng. Càng không phải là im lìm không xuất hiện nhưng cứ xuất hiện là y như rằng chuẩn bị bán hàng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể viết một bài duy nhất, không nhắc đến giá, không nói nhiều về sản phẩm và vẫn khiến khách hàng chuyển khoản hàng chục, hàng trăm triệu đồng trong 24 giờ?

Và đó chính là bài viết ở trên của mình. Một bài viết duy nhất về chương trình Content-First Gameplan đã mang về gần 2 tỷ doanh thu trong vòng hai ngày. Trong đó nhiều khách tự upgrade từ sản phẩm cũ lên gói 250 triệu, và phần lớn không hỏi thêm quá nhiều điều gì trước khi thanh toán.

Điều gì thật sự diễn ra trong bài viết đó?

Lý do không nằm ở ngôn từ hấp dẫn, không nằm ở cách kể chuyện, càng không nằm ở giá ưu đãi hay giới hạn thời gian. Tất nhiên mình đã làm nội dung đủ bền bỉ để người đọc thực sự có niềm tin vào mình. Nhưng không phải bài viết nào cũng mang lại những kết quả thực sự “wow”. Nhưng bài viết này thì khác, nó được thiết kế đúng như một chuỗi phản ứng thần kinh học hành vi. Một hành trình mà từng đoạn nội dung chạm đúng vào từng vùng não tương ứng với trạng thái ra quyết định, từ tín nhiệm cho đến lựa chọn.

Bài viết bắt đầu không bằng sản phẩm, không giới thiệu chương trình, cũng không hỏi thẳng ai cần học. Mình chỉ truyền đi thông điệp đây là lần đầu tiên sau 10 năm mình dạy về content theo đúng cách mà mình đã đi qua. Không dạy mẹo, không dạy công thức, chỉ dạy đúng những gì mình đã làm thật, để có thể sống bằng content. Ngay câu đầu tiên, vùng não điều hành nhận thức (Prefrontal Cortex) đã được gợi mở.

Không ai cảm thấy bị bán hàng. Chỉ có một cơ hội thật, được mở ra bởi một người đã đi trước, dành cho những người đi sau đang sẵn sàng.

Neo giá trị cảm xúc trước khi định giá

Sau phần mở đầu là phần tạo neo giá trị. Không phải bằng cách gạch giá hay so sánh chiết khấu, mà bằng lịch sử chuyển hóa thật. Mình liệt kê lại các mốc đã từng có: từ 100 triệu đầu tiên với 2.000 followers năm 2014, đến 2,5 tỷ trong một tháng năm 2022.

Tại đây, vùng vmPFC - trung tâm định giá cảm xúc - bắt đầu hoạt động. Khách hàng không cần biết giá là bao nhiêu, họ đã cảm nhận được “giá trị”. Khi một bài viết đủ sức dẫn người đọc đi qua hành trình cảm xúc của người đã đạt được kết quả thật, não sẽ tự động đánh giá: đây là điều đáng để chú ý.

Và nếu giá sau đó thấp hơn cảm nhận, hành vi sẽ diễn ra gần như không có sự chống đối.

Đồng cảm qua phản chiếu: người đọc không đọc nữa, mà sống cùng

Tiếp theo là phần kể lại hành trình viết lặng lẽ, kiên định, từ một người hướng nội. Không dạy viết để nổi tiếng. Không dạy viết kiểu ăn xổi. Không hứa gì cả. Chỉ nói một điều: nếu bạn cũng là người sống bằng viết, bạn có thể xây được một business bằng đúng cách bạn cảm thấy an toàn nhất với chính mình. Phần này không nói về sản phẩm. Nó nói về chính người đọc.

Và ở đây, vùng Mirror Neurons - tế bào thần kinh phản chiếu - được kích hoạt. Người đọc không còn đọc như một người ngoài. Họ bắt đầu sống cùng dòng cảm xúc đó. Họ thấy mình trong hành trình đó. Và họ bắt đầu tin rằng: nếu họ là người này, họ cũng có thể bắt đầu lại như vậy.

Tạo mâu thuẫn nhẹ để mở ra khả năng mới

Sau khi đồng cảm đã được thiết lập, bài viết chuyển nhẹ sang một cú bẻ niềm tin:

Đây là lúc vùng dlPFC - vùng xử lý mâu thuẫn nhận thức - được đánh thức. Người đọc bắt đầu tự hỏi: “Có khi nào mình đang áp dụng đúng công cụ, nhưng sai hệ tư duy?” Thông điệp không ồn ào, nhưng đủ để tạo ra một rạn vỡ trong niềm tin cũ, và từ đó tạo điều kiện cho một lựa chọn mới xuất hiện.

Không đẩy, chỉ mở cánh cửa đúng lúc

Ở đoạn giữa bài, khi chuyển dần sang định nghĩa chương trình, mình không ghi tiêu đề in đậm, không nhấn mạnh sản phẩm. Chỉ đơn giản mô tả:

Khách hàng bắt đầu cảm nhận rằng đây không phải là một khóa học. Đây là một lựa chọn mang tính hệ thống. Vùng Insula - nơi xử lý cảm giác nội thân - bắt đầu hoạt động. Không ai bị ép buộc nhưng cảm giác “có thể mình sẽ tiếc nếu bỏ lỡ” bắt đầu xuất hiện.

Đặt giới hạn để trao quyền lựa chọn

Cuối bài, mình không chốt sale bằng:

Không phải lời đe dọa. Mà là một giới hạn được đặt ra để bảo vệ chất lượng tương tác (và đúng là trong thực tế 60 người đăng ký mình đã từ chối 16 người). Khi khách hàng đọc tới đây, vùng Amygdala - trung tâm xử lý nguy cơ - không bị kích thích theo kiểu khẩn cấp, mà theo kiểu “tôi muốn mình là người được lựa chọn”. Và từ đó, hành vi chuyển khoản, nhắn tin, giữ chỗ… diễn ra một cách tự nhiên.

Viết không cần nhiều, chỉ cần đúng trật tự thần kinh

Từng đoạn viết trong bài đều đi đúng trình tự thần kinh học hành vi. Không giật gân, không cần gài chiêu. Chỉ cần hiểu rằng: một hành vi mua là kết quả của một chuỗi phản ứng cảm xúc từ chú ý, đến phản chiếu, đến mâu thuẫn, đến định giá, đến áp lực và cuối cùng là lựa chọn. Khi bạn biết cách kích hoạt từng vùng não đúng thứ tự, bạn không cần ép. Bạn chỉ cần có mặt.

Hãy xem tuyến phản ứng thần kinh trong bài viết này diễn ra thế nào nhé:

Output image

Nếu bạn đang viết content để bán, hãy nhớ: một bài viết cần đi đúng dòng chảy quyết định bên trong người đọc. Và nếu bạn làm được điều đó một cách nhất quán, bạn sẽ không cần “bán”. Khách hàng sẽ tự tìm đến, tự chọn bạn, và tự hành động đúng như cách họ cần, đúng như lúc họ sẵn sàng.


Giới thiệu Mega Prompt "N.H.A.N.H.™"

Mega Prompt N.H.A.N.H.™ là một công cụ đặc biệt mà Linh phát triển, giúp bạn viết content bán hàng đúng theo tuyến phản ứng thần kinh hành vi: từ lúc khách hàng tò mò, đồng cảm, đến khi tự nguyện ra quyết định. Không cần đoán mò, không cần cố gắng viết hay, chỉ cần làm theo từng bước hướng dẫn rõ ràng trong prompt, bạn sẽ tạo ra bài viết chạm chính xác từng vùng não và thôi thúc khách hàng hành động một cách tự nhiên nhất.

⚠️ Lưu ý khi sử dụng Mega Prompt này:

  1. Không nhảy bước: Hãy đi theo đúng thứ tự các bước N.H.A.N.H.™, vì mỗi bước là một vùng não và phản ứng sinh học khác nhau, tạo nên chuỗi hành động.

  2. Tránh copy máy móc: Mặc dù prompt hướng dẫn chi tiết, nhưng bạn cần đưa vào những trải nghiệm, ví dụ, câu chuyện thật của chính bạn hoặc khách hàng để tạo độ chân thật và đồng cảm cao nhất.

  3. Không viết quá dài từng đoạn: Mỗi bước trong công thức chỉ nên gói gọn từ 3–5 câu, tránh lan man, để giữ sự tập trung cho tuyến thần kinh chuyển đổi.

  4. Đọc lại checklist cuối: Sau khi hoàn thành bài viết bằng Mega Prompt, hãy kiểm tra lại để chắc chắn bạn đã không bỏ sót điểm chạm thần kinh quan trọng nào.

  5. Không cố gắng "bán": Hãy để mỗi đoạn văn là một bước tự nhiên dẫn dắt tâm trí khách hàng, không phải là một lời mời gọi bán hàng trực tiếp. Điều này giúp khách hàng thoải mái hơn khi ra quyết định mua từ bên trong.

AI Mega Prompt cho bạn:

This post is for paid subscribers

Already a paid subscriber? Sign in
© 2025 Linh Phan
Privacy ∙ Terms ∙ Collection notice
Start writingGet the app
Substack is the home for great culture

Share