Freelance to Freedom

Freelance to Freedom

Share this post

Freelance to Freedom
Freelance to Freedom
Vì sao nội dung “nói hộ nỗi đau” lại viral?
Copy link
Facebook
Email
Notes
More
Business & Strategy

Vì sao nội dung “nói hộ nỗi đau” lại viral?

4 gợi ý AI Prompt đã được kiểm chứng là siêu hiệu quả để đăng bài thu hút, kết nối & bùng nổ lượt tương tác

Linh Phan's avatar
Linh Phan
Apr 25, 2025
∙ Paid
10

Share this post

Freelance to Freedom
Freelance to Freedom
Vì sao nội dung “nói hộ nỗi đau” lại viral?
Copy link
Facebook
Email
Notes
More
1
1
Share

Bạn đã bao giờ…
… dành hàng giờ—thậm chí hàng ngày—để viết một bài đăng, chỉ để thấy nó trôi tuột qua newsfeed như chưa từng tồn tại?

Trong khi đó, một post ngắn gọn vài dòng, nhìn qua tưởng rất "chơi chơi", lại nhận được hàng nghìn lượt like, comment và share?

Không phải do may rủi. Không phải vì bạn chưa đủ giỏi.
Sự lan truyền luôn có quy luật. Và tin tốt là: bạn hoàn toàn có thể học được cách làm nội dung có sức hút—bắt đầu từ việc chạm vào đúng nỗi đau.

“Nội dung hữu ích” không đủ để người ta chia sẻ

Trong môi trường số, thông tin hữu ích chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ để người ta dừng lại, tương tác, bình luận, tag bạn bè—chính là mức độ đồng cảm với nỗi đau hoặc trải nghiệm mà bạn mô tả.

Từ góc nhìn tâm lý hành vi (behavioral psychology), con người có xu hướng tìm kiếm sự xác nhận và gắn kết. Khi một nội dung “nói hộ” điều họ nghĩ nhưng chưa diễn đạt được, nó tạo ra cảm giác được "nhìn thấy", được "thấu hiểu". Cảm giác đó giải phóng oxytocin—“hormone gắn kết”—và thôi thúc họ chia sẻ nội dung ấy như một hành động bản năng.

“Bài viết này như viết cho chính mình vậy!”
“Cuối cùng cũng có người nói ra điều mình nghĩ.”

Nội dung như thế có khả năng chữa lành, gợi mở, và gây lan tỏa. Nhưng làm sao để viết ra được loại nội dung ấy?

Công thức 4 bước: Từ nỗi đau → lan tỏa

1. Tìm nỗi đau thật sự của người đọc

Không ai đọc bài của bạn để quan tâm đến bạn. Họ đọc để:

  • Tìm câu trả lời

  • Tìm sự đồng cảm

  • Hoặc đơn giản: để được giải trí

Nếu nội dung của bạn không chạm vào một mong muốn hoặc một nỗi đau cụ thể, nó sẽ chìm nghỉm.

Ví dụ:

  • ❌ Quá chung chung: “Cách cải thiện năng suất”

  • ✅ Đánh trúng tâm lý: “5 sai lầm khiến bạn bận cả ngày mà chẳng tiến bộ nổi”

Mẹo: Hãy cụ thể hóa. Thay vì viết: “Viết mãi không ai đọc”, hãy viết:

“Bạn viết 5 bài trong tuần, tối ưu mọi thứ, thêm hashtag, ảnh đẹp… rồi ngồi nhìn đồng hồ. 2 giờ, 5 giờ, 12 giờ sau—vẫn chỉ vài lượt like từ bạn thân.”

2. Khuếch đại nỗi đau: Khiến người đọc cảm nhận rõ rệt

Chạm vào cảm xúc là một chuyện. Làm người đọc cảm thấy cấp bách muốn thay đổi—lại là chuyện khác.

Con người sợ mất mát hơn là hứng thú với lợi ích. Nếu họ chưa thấy vấn đề “nghiêm trọng” đến mức không thể phớt lờ, họ sẽ không hành động.

Hãy mô tả chi tiết, có hình ảnh, so sánh gần gũi:

“Mỗi sáng thức dậy như vừa lao vào bể thông tin—email, Slack, nhóm Zalo, khách nhắn, đồng nghiệp gọi—mà bạn còn chưa kịp đánh răng.”

“Năng suất giống như nồi nước sôi—phần lớn chúng ta bỏ cuộc trước khi nước kịp ấm.”

3. Đề xuất một góc nhìn mới – không nhàm chán

Một bài viết chỉ thật sự ấn tượng khi nó vượt qua “bộ lọc hoài nghi” trong đầu người đọc:

“Lại là mấy lời khuyên quen thuộc: lên kế hoạch, ngủ đủ, uống nước…”

Hãy làm khác:

  • Dẫn ra một góc nhìn liên ngành (VD: nếu là một đầu bếp, bạn sẽ xử lý vấn đề này thế nào?)

  • Ví von táo bạo (VD: “SEO giống như ăn kiêng – không có mì ăn liền”)

  • Lật ngược kỳ vọng (VD: “Muốn làm content viral? Đừng bắt đầu bằng câu chuyện của bạn. Bắt đầu bằng vấn đề của người đọc.”)

4. Gói lại thành một bài viết dễ chia sẻ

Muốn lan tỏa? Bạn cần một bài viết:

  • Có mở đầu giật gân

  • Bố cục sắc nét (bullet, đoạn ngắn, dòng nhấn mạnh)

  • Không rườm rà

  • Có kết luận đắt giá, dễ trích dẫn

  • Và có lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng

Mic-drop: “Nếu bạn không tối ưu nội dung từ hôm nay, đừng ngạc nhiên khi người khác lấy hết cơ hội mà lẽ ra là của bạn.”

Hands-on Lab về Sáng tạo nội dung

PHỤ LỤC:

4 Prompt giúp bạn tạo nội dung chạm đúng nỗi đau – viral mạnh – chuyển hóa cao

Prompt #1: Tìm nỗi đau cụ thể

This post is for paid subscribers

Already a paid subscriber? Sign in
© 2025 Linh Phan
Privacy ∙ Terms ∙ Collection notice
Start writingGet the app
Substack is the home for great culture

Share

Copy link
Facebook
Email
Notes
More